Theo nghiên cứu của Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu, trên bề mặt thớt gỗ có chứa nhóm vi khuẩn E.coli, Fecal gấp 200 lần… bồn cầu. Các vi khuẩn này sẽ sinh sôi rất nhanh và khó loại bỏ trong vòng 1 giờ nếu thớt không được rửa sạch sẽ.
Để hạn chế tình trạng trên, các bạn có thể áp dụng các cách vô cùng đơn giản với những sản phẩm có sẵn ngay trong gian bếp, không hề tốn kém. Và bài viết dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo!
Mẹo làm sạch thớt
1. Dùng giấm trắng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sơ qua thớt với nước sạch rồi dùng khăn lau khô bề mặt;
- Bước 2: Lấy 2 thìa giấm trắng đổ lên bề mặt thớt, sau đó dùng tay dàn đều lượng giấm;
- Bước 3: Rắc đều lượng muối lên bề mặt thớt;
- Bước 4: Để thớt như vậy trong khoảng 10 phút giúp tăng hiệu quả khử trùng;
- Bước 5: Dùng nước rửa thớt rồi lau khô bằng khăn sạch.
Giấm có tính axit nên có thể làm mềm chất bẩn, khử trùng tốt còn muối lại giúp diệt khuẩn và tăng độ ma sát trên bề mặt thớt.
2. Dùng kem đánh răng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sơ qua thớt với nước sạch rồi dùng khăn lau khô bề mặt;
- Bước 2: Cho 1 lượng vừa phải kem đánh răng lên mặt thớt, sau đó dùng bàn chải chà mạnh. Lúc này, bạn sẽ thấy những chất mùn đen bong ra từ bề mặt thớt, đó chính là cặn bẩn cần được loại bỏ;
- Bước 3: Rửa lại thớt thật kỹ bằng nước rửa chén và nước sạch. Tiến hành lau khô như bước 1.
Chất mài mòn có trong kem đánh răng sẽ giúp khử khuẩn và làm sạch
3. Dùng dầu ăn
Cách này nên được thực hiện với baking soda.
Dưới đây là cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa thật sạch 2 mặt của thớt với nước, dùng khăn thấm khô bớt;
- Bước 2: Lấy dầu ăn thoa đều 1 lớp mỏng lên các mặt và cạnh của vật dụng;
- Bước 3: Sau đó, lấy màng bọc thực phẩm bọc thớt lại trong vòng 6 giờ để dầu ăn ngấm hoàn toàn vào thớt;
- Bước 4: Sau 6 giờ, bạn mở màng bọc thực phẩm ra, rửa lại thớt với baking soda và nước sạch. Khi thớt đã sạch, hãy nhớ lau khô bằng khăn.
Dầu ăn nhẹ hơn nước, do đó sẽ tạo thành 1 lớp màng bao phủ bề mặt thớt, cách biệt với không khí để chống mốc, ngăn vi khuẩn phát triển
Lưu ý khi dùng thớt để phòng tránh nhiễm khuẩn
Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý như sau:
- Nên dùng thớt làm từ cao su hoặc nhựa cứng để đảm bảo vệ sinh;
- Khi dùng thớt gỗ cần thường xuyên vệ sinh và khử trùng sạch sẽ;
- Dùng dầu khoáng hay sáp ong để lau sạch bề mặt thớt 2 - 3 lần/tháng;
- Sử dụng các loại thớt khác nhau đối với từng thực phẩm sống - chín;
- Chọn các loại thớt khác màu giúp bạn dễ dàng phân biệt khi sử dụng;
- Vứt bỏ thớt bị xước hoặc quá bẩn.
Lưu ý khi làm sạch thớt:
- Tránh ngâm thớt gỗ cùng với nước vì sẽ rất dễ bị hỏng và nứt;
- Nên vệ sinh thớt sạch sẽ sau khi thái thực phẩm;
- Lau khô thớt sau mỗi lần vệ sinh để tránh nấm mốc;
- Đối với mỗi loại thớt sẽ có cách vệ sinh khác nhau.
Ảnh: Internet