Vẻ đẹp “ảo” trên Facebook của Omar đã không giúp anh chiếm được cảm tình của công chúng Việt Nam. Và đó cũng là bài học cho nền bóng đá nước nhà, vốn chưa giành được “vẻ đẹp thực” của mình.
1- Những ngày qua việc chàng trai người Ả Rập có tên Omar đến Việt Nam đã khiến cư dân mạng phải dậy sóng. Trước đó, trên mạng xã hội Facebook đã lan truyền về vẻ đẹp trai đến mức “bị trục xuất” của Omar vè kèm theo đó là những bức hình của anh. Thế là nghiễm nhiên, Omar trở thành một nhân vật “hot” trước công chúng. Thậm chí Omar còn được mời đến Việt Nam để tham gia chương trình “Kết nối ước mơ” cùng nhiều hoạt động khác. Mục đích của đơn vị mời Omar là muốn “dựa hơi” vào độ “hot” của anh để thu hút công chúng. Thế nhưng Omar đã không tạo được hiệu ứng như BTC chương trình mong đợi. “Trai đẹp bị trục xuất” ngoài đời không quá đẹp trai như lời đồn và chính anh cũng đã thừa nhận mình không hề bị “trục xuất” như những thông tin lan truyền trên Facebook. Như vậy, đơn vị mời Omar đã bị “hớ”khi mất cả đống tiền để mời anh sang Việt Nam.
Omar chỉ có vẻ ngoài điển trai
Từ trường hợp của Omar, có thể thấy đơn vị mời anh sang Việt Nam đã chạy theo những “giá trị ảo” để câu kéo công chúng. Tuy nhiên họ đã phải nhận trái đắng bởi Omar chỉ là trai đẹp khi ở trên Facebook và không thể chiếm được cảm tình của công chúng. Cái mà công chúng thực sự cần chiêm ngưỡng là vẻ đẹp thực sự của Omar, chứ không phải là “vẻ đẹp ảo” của anh.
2- Ngày mà VPF được thành lập và nắm quyền điều hành giải bóng đá Việt Nam, đã có những sự kì vọng của NHM về một cuộc “cách mạng” ở V-League. Sau 2 năm điều hành giải đấu, VPF đã tạo ra những thay đổi ở V-League về mặt tài chính như ở mùa giải này, các CLB không phải đóng lệ phí thi đấu mà vẫn nhận được tiền hỗ trợ kinh phí theo thành tích và mức độ chuyên nghiệp được chấm theo thang điểm. Như đội K.Kiên Giang, dù đứng cuối BXH nhưng vẫn được nhận được số tiền hỗ trợ hơn nửa tỷ từ VPF.
Bóng đá Việt Nam còn cần nỗ lực hơn nữa
Bên cạnh đó, VPF dự kiến sẽ thu về 120 tỉ đồng cho mùa giải tới và có thể hỗ trợ thêm cho các CLB. Một viễn cảnh về việc các đội bóngsống bằng đôi chân của mình chứ không phải nhờ doanh nghiệp đã dần hiện ra. Và V-League hẳn sẽ rất “đẹp” theo những con số ấy, viễn cảnh ấy nếu như người ta không nhìn vào thực trạng của giải với những tiêu cực như sai lầm của trưởng BTC V-League 2013 Trần Duy Ly trong vụ “bàn thắng ma” trên sân Thanh Hóa hay vụ XM XT Sài Gòn bỏ giải. Những vụ việc đáng buồn này đã làm giảm đi uy tín của V-League trong mắt NHM và bộc lộ rõ sự thiếu chuyên nghiệp ở một giải đầu hàng đầu của quốc gia.
Chất lượng giải đấu, sự trong sạch và niềm tin của NHM mới là “vẻ đẹp chân thực” mà VPF cần phải giành được. Nếu VPF không thể làm được những điều ấy thì V-League chỉ mang“vẻ đẹp ảo” như “trai đẹp bị trục xuất” Omar mà thôi.