Theo một nghiên cứu gần đây, mỗi người trung bình sẽ nói dối khoảng 11 lần/tuần - tức là gần 2 lần/ngày.
Có lẽ hầu hết là những lời nói dối vô hại, mang tính chất vui vẻ hoặc khoe khoang. Nhưng một số trường hợp câu chuyện lừa dối của đối phương lại mang tính chất nghiêm trọng hơn những gì chúng ta tưởng.
Vậy làm thế nào để biết được một người đang nói dối? Theo Paul Ekman - thạc sĩ tâm lý học và là một chuyên gia nghiên cứu về những lời nói dối - thì con người thường để lộ ra một vài manh mối khi họ nói ra một điều gì đó không phải sự thật. Và bạn chỉ mất 5s để nắm bắt được chúng thôi.
1. Cử động đầu
Nếu một người có xu hướng cử động đầu liên tục khi chối bỏ một điều gì đó, phần trăm cao là họ đang nói dối. Ở đây chúng ta không tính đến hành động lắc đầu vì đó là thói quen của từng người, nhưng nếu như đang nói thật, những cử động trên đầu không nhất thiết phải quá nhiều.
2. Khuôn mặt
Khi một người nói dối, sẽ có một khoảnh khắc họ để lộ cả cảm xúc thật của mình.
Ví dụ rõ nhất là khi nhận và bóc quà. Nếu đó không phải là món quà ưng ý, chúng ta sẽ có một khoảnh khắc lộ vẻ thất vọng. Nếu là người giỏi che giấu cảm xúc, khoảnh khắc này là cực nhỏ, chỉ vài phần của một giây thôi. Thế nên, bạn cần phải cực kỳ tập trung quan sát.
3. Đôi tay
Đôi tay là thứ tiếp theo cần quan sát. Khi thuyết trình, động tác tay là một trong những ngôn ngữ cơ thể quan trọng để tăng thêm độ hấp dẫn khi trình bày.
Nhưng theo Ekman thì động tác tay có nhiều kiểu, và một trong số đó là kiểu không đáng tin, được đặt tên là "Emblematic slip" (tạm dịch là: biểu tượng vô tình).
Cụm "Emblem" nhằm chỉ những động tác, tín hiệu đặc trưng của một người, còn "slip" là khi những động tác ấy được thực hiện mà không hề có chủ đích. Đó là dấu hiệu cho thấy một người đang bối rối, và họ làm điều đó trong vô thức.
4. Tông giọng, lời nói, cách trình bày
Thông thường khi một người bắt đầu đưa ra một lời giải thích, họ sẽ trình bày luôn nếu là nói thật. Trong trường hợp cần nghĩ ngợi một lúc mới trả lời, có thể đó là vì họ cần thời gian để bịa ra một cái gì đó hợp lý hơn.
Tuy nhiên, yếu tố này cũng phụ thuộc vào ngoại cảnh. Ví dụ một người bình thường bị cảnh sát tra hỏi, việc họ ngập ngừng, bối rối cũng là chuyện bình thường. Nếu như đối đáp trôi chảy trong tình huống đó mới là điều đáng nghi ngờ.
Hết rồi đó. Lần kế tiếp cần kiểm tra một người có nói dối hay không, hãy thử áp dụng đi nhé.
Nguồn: V.T