Nó có thể hình thành bất cứ lúc nào và không có cách nào dự báo. Tuy nhiên, hố sụt không phải là một bí ẩn của tự nhiên. Cơ chế hình thành hố sụt đã được các nhà khoa học tìm hiểu và lý giải.
Hố sụt xảy ra tại khu dân cư.
Nguyên nhân hình thành hố sụt
Tuy nhiên, hố sụt không phải là một bí ẩn của tự nhiên. Cơ chế hình thành hố sụt đã được các nhà khoa học tìm hiểu và lý giải.
Hiện tượng này xảy ra khi lớp đá vôi, đá xốp bên dưới lòng đất bị nước ăn mòn. Nó không thể chịu được áp lực từ lớp đất phía trên cùng nên sụp xuống, kéo theo tất cả mọi thứ phía trên.
Sự hình thành hố sụt.
Khi trời mưa hoặc do các hoạt động của con người, nước thấm vào lớp đá phía dưới và dần hình thành hố sụt.
Kích thước hố sụt đôi khi chỉ vài mét nhưng cũng có chỗ sâu hơn vài trăm mét. Một số hố sụt có hình như lòng chảo trong khi số khác có thành dựng đứng.
Hố sụt khổng lồ tại Sarisarinama, Venezuela
Sự hình thành hố sụt diễn ra khá chậm chạp, nếu không có những điều tra địa chất thì không ai có thể phát hiện ra chúng. Trong khu dân cư, điều này vô cùng nguy hiểm.
Phân loại
Các loại hố sụt khác nhau.
Có ba loại hố sụt được thống kê dựa theo cấu trúc địa chất:
Loại thứ nhất xảy ra với lớp đất trên cùng rất mỏng, đá vôi phía dưới bị ăn mòn và từ từ hõm xuống tạo thành ao hồ.
Loại thứ hai do lớp đất phía trên tuy dầy nhưng yếu, hố sụt xảy ra từ từ khiến bề mặt đất bị thay đổi giống như loại thứ nhất.
Cuối cùng là loại nguy hiểm nhất, nó diễn ra khá nhanh đôi khi chỉ trong vài giờ. Lớp đất phía trên cùng khá chắc chắn, khi khối đá vôi bên dưới bị bào mòn tạo thành khoảng trống lớn thì sự sụp đổ mới diễn ra.
Tiềm ẩn hiểm họa khôn lường
Theo nghiên cứu, tại Mỹ có đến 40% diện tích đất nằm trên vùng đá xốp. Tuy nhiên, chúng nằm rất sâu nên chỉ một vài nơi có khả năng xảy ra.
Còn tại Việt Nam, nghiên cứu về hố sụt chưa được quan tâm đúng mức. Vùng đất có nguy cơ xảy ra hố sụt chưa có bản đồ chính xác.
Hố sụt ngoài khơi Bahamas.
Hố sụt có thể hình thành ngay cả ngoài biển. Tại vùng Bahamas, có khá nhiều hố sụt loại này. Vì màu nước trong hố sụt đậm hơn do độ sâu thay đổi, người ta còn gọi nó là hố xanh.
Độ sâu kỷ lục của hố Dean tại Bahamas là 202m.