Con tàu nói trên được đặt lườn tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg cho Cơ quan giám sát khí tượng thủy văn và môi trường (Roshydromet).
Doanh nghiệp đóng tàu cho biết, theo kế hoạch, họ dự kiến thực hiện dự án trong khoảng 5 năm. Chiếc Ivan Frolov sẽ trở thành tàu thứ tư của hạm đội thám hiểm khoa học trực thuộc "Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực của Liên bang Nga".
Con tàu sẽ được sử dụng để nghiên cứu biển, thay thế nhân sự và hỗ trợ cho các trạm quan sát ở Nam Cực và Bắc Cực. Sau khi được đưa vào hoạt động, Ivan Frolov sẽ thay thế tàu nghiên cứu Akademik Fedorov hiện tại, và sẽ hoạt động trong ít nhất 30 năm.
Con tàu sẽ cho phép tiến hành nghiên cứu ngay cả trong điều kiện thời tiết khó khăn nhất. Và nhìn chung, dự án này sẽ đảm bảo hoạt động liên tục của các trạm nghiên cứu đặt tại vùng cực của Roshydromet.
Chiều dài của chiếc Ivan Frolov là gần 165 mét, lượng giãn nước khoảng 25.000 tấn, trọng lượng toàn phần khoảng 9.200 tấn. Hai máy bay trực thăng được biên chế cho tàu.
Con tàu được thiết kế có thể chứa 240 người, trong đó có 70 thủy thủ đoàn và tới 170 nhà khoa học. Tùy thuộc vào mục đích, có thể trang bị tới 20 phòng thí nghiệm trên tàu để nghiên cứu từ đáy đại dương đến tầng bình lưu.
Là một tàu nghiên cứu nhưng chiếc Ivan Frolov cũng có thể vận tải lượng hàng hóa lên tới 2,5 nghìn tấn, rất cần thiết cho nghiên cứu và cung cấp.
Phương tiện trên rõ ràng rất ấn tượng, nhưng cũng có nhiều ý kiến lo ngại nó sẽ trễ hẹn cả chục năm như đa phần các dự án chế tạo tàu mặt nước cỡ lớn khác của Nga.
Tàu phá băng hạt nhân Dự án 22220 lớp Arktika của Nga.
Theo Militarnyi