Chế biến lươn chỉ loại bỏ chất nhầy là chưa đủ: Thêm một bước, thịt ngon ngọt, hết tanh

Minh Anh |

Để lươn cùng với hai nguyên liệu này, bạn sẽ bất ngờ khi thưởng thức.

Thông thường, khi sơ chế lươn, người ta sẽ làm sạch phần nội tạng, chỉ giữ lại phần thịt. Phần thịt này thường bám nhiều nhớt và cần có bí quyết để làm sạch. Cách đơn giản nhất là dùng nước nóng dội qua, lúc này lớp nhớt sẽ chuyển sang màu trắng và dễ dàng loại bỏ. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần làm sạch lớp nhớt này là đủ. Thực tế, để khử sạch mùi tanh, bạn cần thêm một bước quan trọng nữa là ướp lươn với gia vị.

Ướp gia vị trước khi chế biến là bước quan trọng khi chế biến các món ăn từ thịt, cá. Với lươn cũng vậy, sau khi làm sạch nhớt bằng nước nóng, bạn hãy ướp lươn với rượu nấu ăn và nước tương. Bước này không chỉ giúp lươn ngấm đều gia vị mà còn khử sạch mùi tanh còn sót lại, giúp món ăn thêm đậm đà, thơm ngon hơn.

Sau khi ướp gia vị, bạn có thể chế biến lươn thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo sở thích. Tuy nhiên, dù chế biến theo cách nào, bạn cũng nên chiên sơ lươn cho đến khi chuyển màu vàng nâu đẹp mắt. Tiếp đó, bạn phi thơm các loại gia vị như gừng, tỏi, ớt... tùy khẩu vị của gia đình.

Chế biến lươn chỉ loại bỏ chất nhầy là chưa đủ: Thêm một bước, thịt ngon ngọt, hết tanh- Ảnh 1.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chế biến lươn để tránh ngộ độc:

1. Lựa chọn lươn

Nên chọn những con lươn còn sống, tránh sử dụng lươn đã chết vì trong thịt lươn tươi có axit histidine cao, tốt cho sức khỏe, nhưng khi lươn chết axit này sẽ biến đổi thành histamine - một chất độc hại. Nếu những người ốm yếu, sức đề kháng kém ăn món lươn chết hoặc lươn ươn sẽ rất dễ bị ngộ độc.

2. Sơ chế lươn sạch sẽ

Việc làm sạch lươn rất quan trọng vì lươn sống ở môi trường có thể bị nhiễm độc và thường có ấu trùng Gnathostoma spinigerum ký sinh. Cần moi ruột sạch và rửa kỹ, có thể sử dụng nước vo gạo, muối, chanh, rượu hoặc ngăn đá tủ lạnh để giảm độ nhớt và làm sạch lươn.

3. Nấu chín kỹ

Lươn là loài vật ăn tạp, sinh sống ở tầng đáy của sông, hồ, đầm, mương nên rất dễ bị nhiễm độc. Do đó, món ăn cần được nấu chín kỹ để đảm bảo tiêu diệt ký sinh trùng và vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi ăn phải thịt lươn sống hoặc chưa chín.

Chế biến lươn chỉ loại bỏ chất nhầy là chưa đủ: Thêm một bước, thịt ngon ngọt, hết tanh- Ảnh 2.

4. Thận trọng với người có vấn đề về sức khỏe

Người bị bệnh gút không nên ăn lươn vì lươn giàu chất đạm, có thể làm tăng acid uric trong máu. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu cũng cần cẩn thận khi ăn lươn để tránh nguy cơ dị ứng với histamine.

5. Cẩn thận với thực phẩm đi kèm

Theo báo Pháp luật & Xã hội, sau khi ăn lươn không nên ăn các thực phẩm có tính hàn như chuối tiêu, dưa hấu, tôm, cua biển vì có thể gây ngộ độc.

Tổng hợp



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại