Chảy nước dãi khi ngủ: Đừng chủ quan với dấu hiệu cảnh báo 3 căn bệnh nguy hiểm

Hoàng Hương |

Thức dậy vào buổi sáng, bạn nhìn thấy nước miếng dính khắp gối, bên má và cả tay nữa. Đây có thể là hiện tượng vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe.

Chảy nước dãi là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, nước bọt chảy ra khỏi miệng khi bạn đang ngủ. Vào buổi đêm, phản xạ nuốt nước bọt của bạn cũng nghỉ ngơi, nên nước bọt bị tích lũy quá nhiều, và một số có thể chảy ra ngoài.

Việc chảy nước miếng khi ngủ sẽ khiến miệng của bạn bị khô lại vào sáng hôm sau và kèm theo chứng hôi miệng vì nước bọt có khả năng tiêu diệt và loại bỏ những vi khuẩn gây hôi miệng.

Mặc dù tình trạng chảy nước dãi khi ngủ là khá phổ biến nhưng đây lại là một triệu chứng của một căn bệnh về thần kinh, rối loạn giấc ngủ, hoặc một tình trạng sức khỏe khác. Bạn thường bị chảy nước dãi nhiều hơn sau một sự cố về sức khỏe như đột quỵ hoặc đa sơ cứng (MS).

Chảy nước dãi khi ngủ: Đừng chủ quan với dấu hiệu cảnh báo 3 căn bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây chảy nước dãi

1. Tư thế ngủ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chạy nước dãi khi ngủ là do tư thế ngủ. Những người thường xuyên nằm nghiêng hoặc nằm sấp sẽ dễ bị chảy nước miếng hơn.

Đặc biệt nếu người nào có xu hướng thở bằng miệng hoặc các lỗ thông xoang hẹp, nước miếng có thể tràn ra ngoài miệng khi họ mở miệng để thở.

2. Xoang mũi bị tắc

Nếu thường bị tắc nghẽn xoang, nghẹt mũi hoặc bị cảm lạnh và nhiễm trùng, nhiều khả năng nước dãi chảy nhiều hơn. Xoang mũi tắc nghẽn khiến bạn thở bằng miệng, từ đó nước dãi cũng chảy theo.

3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

GERD là một tình trạng trong đó các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản, điều này dẫn đến tổn thương lớp thực quản.

Căn bệnh này có thể khiến bạn cảm thấy khó nuốt hoặc có một khối u trong cổ họng. Từ đó, nước bọt tích tụ quá nhiều trong miệng và dẫn đến chảy nước dãi.

4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc khiến bạn bị chảy nước bọt nhiều hơn như thuốc chống loạn thần (đặc biệt là clozapine), thuốc điều trị bệnh Alzheimer và các thuốc kháng sinh khác.

5. Rối loạn nuốt

Chảy nước dãi có thể là một triệu chứng chỉ của các rối loạn nuốt. Nếu bạn bị chảy nước dãi quá nhiều, đây có thể là một dấu hiệu của bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, thậm chí là một số loại ung thư khác nhau.

6. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Triệu chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, cơ thể của bạn có xu hướng ngừng thở vào ban đêm. Tình trạng này dẫn đến chảy nước dãi vì nó tạo ra nước bọt dư thừa. Tình trạng này tạo ra một lượng nước bọt dư thừa và dẫn đến chảy nước dãi.

Chảy nước dãi khi ngủ: Đừng chủ quan với dấu hiệu cảnh báo 3 căn bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.

6 cách điều trị hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ

1. Tư thế ngủ

Cách đầu tiên mà bạn nên thử là thay đổi tư thế ngủ. Bằng cách nằm ngửa, bạn sẽ kiểm soát được dòng chảy của nước bọt. Khi đó, nước bọt sẽ di chuyển nghiêng về phía xương hàm dưới và bạn sẽ không còn bị nhỏ dãi ra gối nữa.

Nếu gặp vấn đề khi nằm ngửa vì gây khó thở hoặc bị trào ngược dạ dày, bạn nên chú ý một chút khi thay đổi tư thế mới. Hoặc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Liệu pháp tại nhà

Việc duy trì cân bằng hợp lý nước bọt trong miệng là rất cần thiết. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể bạn khỏi những nhiễm trùng khác nhau.

Nếu bạn đang thử các cách để giảm triệu chứng chảy nhiều, hãy cắn một quả chanh. Một số người tin rằng loại quả mọng nước này sẽ khiến cho nước bọt ít hơn, từ đó làm giảm nguy cơ chảy nước dãi.

3. Đặt thiết bị ở xương hàm dưới

Một thiết bị sẽ được đặt ở xương hàm dưới, giống như một dụng cụ bảo vệ miệng, để giúp bạn ngủ thoải mái hơn và hạn chế tình trạng chảy nước dãi và ngáy. Những thiết bị này có thể được bày bán trực tuyến hoặc một số cửa hàng thuốc.

4. Máy thở áp lực dương liên tục

Nếu chảy nước dãi là một dấu hiệu của chứng ngưng thở lúc ngủ, bạn cần phải điều trị ngay lập tức. Và phương pháp điều trị được khuyến cáo nhiều nhất cho căn bệnh này là dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP).

CPAP không chỉ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn mà còn giúp bạn nằm đúng tư thế, thở đúng cách suốt cả đêm.

5. Tiêm botox

Một số người chọn tiêm botox để hạn chế tình trạng chảy nước dãi. Botox được tiêm vào tuyến nước bọt bằng cách gây mê toàn thân. Một mũi tiêm botox có tác dụng trong khoảng 6 tháng.

6. Phẫu thuật

Với những trường hợp chảy nước dãi nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp phẫu thuật. Loại bỏ tuyến nước bọt khi người đó gặp vấn đề về thần kinh, chứ không đơn thuần là việc chảy nước dãi ảnh hưởng tới giấc ngủ.

* Theo Healthline

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại