Cháu trai theo họ mẹ, ông nội nhất quyết gạch tên khỏi di chúc: "Người ngoài không có quyền thừa kế tài sản của tôi"

Kim Linh |

Người đàn ông Trung Quốc cho rằng cháu không mang họ mình nên không có quyền thừa kế tài sản.

Mâu thuẫn vì họ của cháu trai

Trần Dương là con một trong gia đình khá giả ở Giang Tô (Trung Quốc). Khi cô Trần có ý định kết hôn với anh Lý Huy, bố mẹ cô lập tức phản đối vì anh Lý không đủ điều kiện tài chính trả tiền thách cưới 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng).

Trần Dương cho rằng tiền bạc không vấn đề, tình cảm vợ chồng là quan trọng nhất nên tìm cách thuyết phục bố mẹ giảm tiền thách cưới xuống dưới 200.000 NDT (700 triệu đồng). Vì cô Trần là con gái duy nhất nên bố mẹ cô đưa ra thêm một điều kiện cho nhà trai, đó là việc con đầu lòng sinh ra phải mang họ mẹ.

Nếu đồng ý, bố mẹ cô Trần sẵn sàng hỗ trợ hai vợ chồng mua nhà, ổn định cuộc sống. Lý Huy ban đầu cảm thấy không thoải mái. Nghe cô Trần xoa dịu, nói con thứ 2 mang họ bố, anh miễn cưỡng gật đầu để thu xếp cho xong việc cưới vợ.

photo-1721903676003

Ảnh minh hoạ

 Sau 1 năm kết hôn, Trần Dương và chồng đón con trai đầu lòng. Ông bà Lý mừng rỡ, bàn bạc chọn tên cho cháu nội nhưng vợ chồng cô Trần lại nói cháu sẽ mang họ mẹ, các thành viên trong gia đình đều phản đối kịch liệt. "Sao lại có chuyện ngược đời như vậy? Sao cháu tôi lại mang họ người ngoài?", bố Lý Huy nói.

Đối mặt với sự chất vấn từ bố mẹ, anh Lý chỉ biết giải thích việc này đã đã bàn bạc với gia đình vợ. Tranh cãi một hồi, gia đình họ Lý giận dữ rời khỏi bệnh viện, không chăm sóc mẹ con Trần Dương dù chỉ một ngày.

Cô Trần hiểu bố mẹ chồng không thể ngay lập tức chấp nhận nên nên thường xuyên đến thăm, biếu quà lấy lòng nhà chồng. Lý Huy cũng nghĩ theo thời gian gia đình sẽ hoà thuận trở lại. Thế nhưng nhiều năm trôi qua, con trai cô Trần vẫn không nhận được sự yêu thương từ họ nội. Trong khi đó cháu trai út trong nhà, con của em Lý Huy lại được ông bà nội quan tâm hơn cả.

photo-1721903440350

Ảnh minh hoạ

Di chúc gây tranh cãi

Đầu năm ngoái, ông bà Lý nhận được 2,8 triệu NDT tiền đền bù đất cùng nhà tái định cư. Ông Lý cảm thấy bản thân đã ở tuổi gần đất xa trời nên tìm đến luật sư để lập di chúc, quyết định để lại toàn bộ tài sản cho cháu trai út.

Nghe tin con trai mình ban đầu cũng có tên nhưng sau đó bị gạch đi, cô Trần cảm thấy tức giận, muốn cùng Lý Huy nói chuyện với gia đình chồng. Tuy nhiên Lý Huy lại trách ngược vợ, cho rằng nếu con trai mang họ bố thì chắc chắn sẽ có tên trong di chúc. Trần Dương ngỡ ngàng trước phản ứng của chồng, chỉ biết gọi điện "cầu cứu" bố mẹ đẻ.

photo-1721903525029

Ảnh minh hoạ

Ông bà Trần tìm đến nhà họ Lý thì nhận được lời giải thích: "Đứa trẻ không mang họ tôi thì không phải cháu ruột. Đã là người ngoài thì không có quyền thừa kế tài sản của tôi". Trần Dương chia sẻ câu chuyện của gia đình lên mạng xã hội, hỏi ý kiến cộng động mạng: "Liệu tôi có sai khi nhất quyết để con theo họ mẹ hay không và việc này có khiến con trai tôi mất quyền thừa kế từ họ nội?".

Cư dân mạng để lại nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh sự việc này. Người cho rằng gia đình họ Lý có phần ích kỷ khi đặt nặng việc con mang họ mẹ mà làm tổn thương một đứa trẻ vì mâu thuẫn người lớn. Cũng có người chỉ ra bất hoà bắt đầu từ việc vợ chồng Trần Dương, Lý Huy đã không chịu bàn bạc, trao đổi trước với người họ Lý trước khi kết hôn, sinh con.

Trên thực tế, theo Bộ Luật Dân sự Trung Quốc, con sinh ra có thể lấy họ bố hoặc họ mẹ. Con trai Trần Dương và Lý Huy mất đi quyền thừa kế hợp pháp vì theo họ mẹ. Tuy nhiên mọi cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản riêng và chỉ định người thi hành. Vì vậy việc lập di chúc chia tài sản ra sao đều nằm ở quyết định của ông Lý, cô Trần và chồng đều không thể can thiệp trong trường hợp này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại