Ba cô gái Malawi trả lời phỏng vấn đài BBC trong vụ án liên quan đến một "linh cẩu" nhiễm HIV. (Ảnh: listwand)
Kusasa fumbi - nghi thức "thanh lọc tình dục" với các thiếu nữ đến tuổi dậy thì
Cụm từ Kusasa fumbi nghĩa đen là "phủi bụi" và cũng có thể được hiểu là rũ bỏ sự thiếu kinh nghiệm tình dục trong quan hệ vợ chồng sau này, bằng cách thực hành nó trong nghi thức "thanh lọc tình dục".
Tại "trại nhập môn", trong 2 ngày đầu các cô gái được người lớn dạy cách nấu nướng, chăm sóc nhà cửa, cư xử lễ phép… (Ảnh: listwand)
Kusasa fumbi là phong tục khá phổ biến, trước đây thường được thực hiện tại một số vùng nông thôn của các quốc gia châu Phi như: Malawi, Kenya, Zambia, Uganda, Tanzania, Mozambique, Angola, Bờ biển Ngà và Congo.
Theo đó các gia đình đưa con gái khoảng từ 12-17 tuổi vừa trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến một khu trại hẻo lánh để "nhập môn" trong khoảng 3 ngày, nhằm chuẩn bị cho họ trở thành những người vợ tốt trong tương lai và... tránh bị bệnh tật (?)
Nghi lễ "thanh lọc, tẩy rửa"… được thực hiện bên hồ Malawi. (Ảnh: commonwealthroundtable.co.uk)
Tại đây trong 2 ngày đầu các cô gái được người lớn dạy cách nấu nướng, chăm sóc nhà cửa, cư xử lễ phép… Ngày cuối cùng các cô sẽ phải thực hành Kusasa fumbi để học kỹ năng chiều chồng khi "quan hệ", với "đối tác" có thể là người chồng tương lai do cha mẹ lựa chọn.
Nhưng đa số Kusasa fumbi diễn ra với người đàn ông được gọi là Hyenas ("linh cẩu") được trả tiền (thường từ 4 - 7 USD/lần) để "làm chuyện ấy" nhằm "đưa" các thiếu nữ bước sang tuổi trưởng thành. Có thông tin nói các cô gái còn được dạy cách để ngực trần nhảy vũ điệu "chisamba" để làm hài lòng người chồng tương lai "trên giường".
"Linh cẩu" khét tiếng Eric Aniva (ngoài cùng bên trái) lãnh án 2 năm tù giam vào năm 2016. (Ảnh: Malawi NEWSNow)
"Linh cẩu" là một vị trí theo truyền thống mà những người đàn ông được lựa chọn đảm trách dựa trên tính cách, đạo đức và được tin là không có khả năng mắc các căn bệnh như HIV/AIDS. Tuy nhiên trên thực tế do "quan hệ" với nhiều người mà không sử dụng bao cao su, có những "linh cẩu" đã nhiễm bệnh và gây nguy cơ lây lan cao với các nạn nhân.
Điển hình là vụ án gây xôn xao dư luận sau khi đài BBC phanh phui việc một "linh cẩu" khét tiếng người Malawi tên là Eric Aniva dương tính với HIV, nhưng gã khai đã quan hệ tình dục với hơn 100 cô gái và phụ nữ mà dấu nhẹm chuyện bản thân bị nhiễm căn bệnh "thế kỷ" HIV. Aniva bị bắt và bị kết án 2 năm tù vào ngày 26/7/2016.
Sau vụ án Malawi xử tù "linh cẩu" Eric Aniva, nhiều nhà hoạt động xã hội và phụ nữ, thiếu nữ cùng lên tiếng chống lại Kusasa fumbi. (Ảnh: theirworld.org)
Kusasa fumbi - nghi thức "tẩy rửa" với các phụ nữ góa chồng hoặc sau khi phá thai
Tại một số vùng ở Kenya, các góa phụ bị coi là "không trong sạch" nên sau khi chồng chết sẽ bị gia đình chồng ép phải thực hiện Kusasa fumbi như một nghi thức "tẩy rửa" để… xua đuổi "ma quỷ ám". Nếu từ chối Kusasa fumbi góa phụ sẽ bị tẩy chay, kỳ thị...
Không chỉ các góa phụ, mà những phụ nữ phá thai sau đó cũng phải thực hành Kusasa fumbi "tẩy rửa". (Ảnh: thisisafrica.me)
Kusasa fumbi được thực hiện trong những trường hợp này xuất phát từ quan niệm cho rằng người chồng chết là do bị vợ sử dụng phép thuật "trù ẻo", nên cô vợ cần được "tẩy rửa" bằng cách "quan hệ" với anh trai, anh rể bên họ hàng nhà chồng hoặc trả tiền thuê "linh cẩu".
Nhiều bà mẹ tuổi teen là nạn nhân của tập tục Kusasa fumbi. (Ảnh: lejournalinternational.fr)
Sau đó góa phụ phải tự đốt quần áo của mình, để cho "đối tác" cạo tóc công khai bên ngoài để hàng xóm có thể chứng kiến việc nghi thức "tẩy rửa" đã được thực hiện.
Nhưng kể từ năm 2015 nghi thức Kusasa fumbi "tẩy rửa" đã bị nhà chức trách Kenya đặt ra ngoài vòng pháp luật theo một dự luật chống tội phạm.