Châu Âu ra sức chặn ô tô Trung Quốc, sếp BMW vội ngăn: Làm như thế là "tự hủy", chúng tôi không cần!

Nhật Quỳnh |

Châu Âu muốn ngăn ô tô Trung Quốc để bảo vệ thị trường, nhưng các hãng xe lớn nhất châu Âu lại không ủng hộ điều đó.

Trong khi các nhà lập pháp châu Âu đang tìm cách ngăn chặn làn sóng ô tô Trung Quốc đổ tới do lo sợ thị trường bị khuấy đảo, các nhà điều hành cao nhất của BMW và Volkswagen lại đang tỏ ra không ủng hộ điều đó, cho rằng Thỏa thuận Xanh (Grean Deal) sẽ không thể thành công.

Châu Âu ra sức chặn ô tô Trung Quốc, sếp BMW vội ngăn: Làm như thế là

Châu Âu đang tìm cách ngăn làn sóng ô tô điện Trung Quốc đổ bộ thị trường này.

Ủy ban châu Âu (European Commission - EC) là đơn vị phụ trách chính sách giao thương của 27 quốc gia trực thuộc khối; ủy ban này hồi tháng 10 năm ngoái đã tổ chức cuộc điều tra nhắm vào các nhà sản xuất ô tô điện của Trung Quốc xem liệu họ có được nhận hỗ trợ từ chính phủ hay không, bởi điều đó tạo ra bất bình đẳng với sản phẩm trong khối, từ đó quyết định mức thuế áp lên xe Trung Quốc.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Điều hành của BMW, ông Oliver Zipse, cho rằng: "Sẽ rất nhanh chóng tự bắn vào chân mình". Hiện nay, BMW đang nhập khẩu các mẫu xe điện iX3 và các mẫu thuộc thương hiệu Mini sản xuất tại Trung Quốc vào châu Âu.

Tương tự BMW, doanh thu của Vollkswagen và Mercedes-Benz phụ thuộc nhiều vào công việc kinh doanh của họ tại Trung Quốc - thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Châu Âu ra sức chặn ô tô Trung Quốc, sếp BMW vội ngăn: Làm như thế là

Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Điều hành của BMW, ông Oliver Zipse.

Đối với BMW, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của họ sau châu Âu, chiếm khoảng 32% tổng doanh số trong quý đầu tiên. Ông Oliver Zipse cho biết thêm: "Chúng tôi không nghĩ rằng ngành công nghiệp của mình cần sự bảo vệ. Sẽ rất dễ đưa lợi thế này vào tình thế nguy hiểm khi áp thêm thuế".

Ông cũng cho biết rằng khi hoạt động ở tầm quốc tế như vậy, các nhà sản xuất ô tô được lợi rất nhiều.

Volkswagen là nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu, hiện cũng đang dựa dẫm nhiều vào Trung Quốc, cho rằng áp thêm thuế thường mang theo một số mối nguy tiềm ẩn. Giám đốc Điều hành của thương hiệu Volkswagen, ông Thomas Schaefer, phát biểu tại Hội nghị Tương lai của Ô tô do tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) tổ chức: "Kiểu gì cũng sẽ chống cự lại".

Châu Âu ra sức chặn ô tô Trung Quốc, sếp BMW vội ngăn: Làm như thế là

CEO Volkswagen cho rằng áp thêm thuế lên ô tô điện Trung Quốc chưa chắc là ý tưởng hay.

Hồi tháng 3, Ủy ban châu Âu đã quyết định thực hiện các bước đăng ký kiểu mới dành cho những chiếc ô tô điện nhập khẩu từ châu Âu, tức là những chiếc xe này có thể sẽ bị áp thêm thuế nếu cuộc điều tra kết luận rằng các nhà sản xuất được nhận hỗ trợ mà tạo nên cạnh tranh bất bình đẳng.

Kết luận của cuộc điều tra dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng 11 tới, nhưng châu Âu vẫn có thể áp thêm thuế bổ sung từ tháng 7 này. Tới ngày 5/6, ủy ban có thể sẽ công bố bản tổng kết cho các loại thuế bổ sung, có thể bắt đầu được áp thêm từ ngày 4/7.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von dẻ Leyen phát biểu rằng châu Âu cần thực hiện các biện pháp để ngăn những chiếc ô tô điện được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đổ tới thị trường các quốc gia trong khối.

Châu Âu ra sức chặn ô tô Trung Quốc, sếp BMW vội ngăn: Làm như thế là

Kết luận điều tra sẽ được công bố vào tháng 11 tới.

CEO BMW cũng cho biết rằng hãng và nhiều nhà sản xuất khác đang "có sự phụ thuộc vào cả hai bên [châu Âu và Trung Quốc] không chỉ ở sản phẩm cuối [ô tô hoàn chỉnh], mà còn ở linh phụ kiện và vật liệu thô".

Thực tế, áp thuế lên ô tô Trung Quốc có thể phản tác dụng khi tiêu chuẩn khí nhà kính mới tại châu Âu sẽ khiến giao thông tại đây cần thêm nhiều ô tô điện hơn vào năm tới. Một điều cần nhắc tới là ô tô điện nhìn chung đang phụ thuộc nhiều vào vật liệu làm pin mà Trung Quốc kiểm soát.

CEO BMW khẳng định: "Không có bất cứ chiếc ô tô nào ở châu Âu không sử dụng linh kiện Trung Quốc".

Ông Oliver Zipse cũng cho biết rằng áp thêm thuế sẽ là rào cản với kế hoạch đưa ngành công nghiệp của châu Âu lên vị trí tốp đầu trong cắt giảm khí nhà kính. Ông nhận định: "Không có nguồn lực từ Trung Quốc thì sẽ chẳng có Thỏa thuận Xanh nào".

Thỏa thuận Xanh châu Âu (The European Green Deal - EGD) là Chương trình tổng thể và dài hạn của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050.

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại