Nhắc đến di tích văn hóa người ta thường nghĩ ngay đến những thứ quý giá được tạo tác bằng đồng, vàng, ngọc... Tuy nhiên, có bao giờ bạn nghĩ một chiếc thớt lại trở thành di tích văn hóa không?
Một điều thú vị đã xảy ra ở Tứ Xuyên, khi người đàn ông trẻ thu dọn đồ đạc của ông nội sau khi mất, anh ta phát hiện ra một chiếc "thớt cũ". Cái thớt này to, dày, cầm khá nặng tay và trông còn khá mới.
Ông nội của anh kể lại rằng chiếc thớt này đã có lịch sử hàng trăm năm, nhưng trên bề mặt không hề có dấu vết mục nát hay hư hỏng, nó thậm chí còn không bị một chút nấm mốc nào.
Chiếc thớt gỗ được đem đi thẩm định (Nguồn: QQ)
Không những thế, thớt còn có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu. Vì vậy, anh chàng quyết định đem chiếc "thớt cũ" này đến gặp chuyên gia để xác định xem nó là được làm bằng loại gỗ gì.
Sau khi các chuyên gia xác định, loại gỗ sưa này là kim tơ nam mộc - một loại gỗ quý chỉ có ở Trung Quốc, được trồng chủ yếu ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu. Bản thân gỗ đã toát lên mùi thơm thoang thoảng. Vân gỗ dày, mịn và không dễ biến dạng, được dùng phổ biến trong các cung điện xưa.
Những đồ nội thất trong ngôi nhà làm bằng gỗ này có thể tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, trong khi những đồ gỗ thông thường được xây dựng chỉ có lịch sử khoảng 100 năm.
Thớt bằng gỗ Kim tơ nam mộc (Nguồn: QQ)
Khi được hỏi về nguồn gốc của chiếc thớt này, người đàn ông chỉ biết là ông nội anh ta đã mua nó từ một người bạn từ rất lâu. Do miếng gỗ này có mùi thơm và vân gỗ khá đẹp nên vẫn được ông cất trong tủ riêng.
Người thẩm định ngỏ ý muốn mua với giá 5.000 NDT nhưng người đàn ông đã từ chối quyết định giữ nó làm vật gia truyền. Anh ta đã trả tiền cho một thợ điêu khắc giỏi để biến chiếc thớt thành một tác phẩm nghệ thuật để trưng bày và có thể truyền lại cho con cháu đời sau.
Bài viết tham khảo từ QQ