Chân răng bị đen có nguy hiểm không: Giải pháp làm trắng và ngăn ngừa răng xỉn màu

Hà An |

Răng bị đen có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khi có dấu hiệu này thì bạn nên chú ý. Bị sưng nướu có thể là dấu hiệu của ung thư. Đây là bí quyết chăm sóc răng nên biết.

Hàm răng trắng sạch không chỉ đẹp mà còn khỏe

Theo các bác sĩ trên kênh BS Gia đình (TQ), răng trắng khỏe mạnh là điều mà bất kỳ ai cũng đều muốn có, điều này không chỉ làm tăng thêm điểm cho hình ảnh bề ngoài của bạn mà còn là dấu hiệu đánh giá sức khỏe của bạn khá tốt.

Nhưng một số người gặp rắc rối và thiếu tự tin vì những phần đen trên chân răng, làm mất đi tính thẩm mỹ và rất khó để loại bỏ chúng dù đã thử bằng nhiều cách khác nhau.

Chân răng bị đen có nguy hiểm không: Giải pháp làm trắng và ngăn ngừa răng xỉn màu - Ảnh 1.

Các yếu tố làm cho chân răng bị đen là gì?

1. Răng bị đen xuất phát từ yếu tố bên trong và bên ngoài

Các chất gây ra sự thay đổi màu sắc của niêm mạc miệng hoặc nướu răng chủ yếu được phân loại thành nội sinh và ngoại sinh.

Các chất nội sinh chủ yếu là melanin và các sắc tố khác nhau được vận chuyển từ huyết sắc tố. Các chất ngoại sinh là các kim loại nặng khác nhau, các sắc tố từ thực vật và thuốc nhuộm.

Phổ biến nhất là các muối kim loại nặng như chì và thủy ngân, được hấp thụ vào cơ thể thông qua quá trình lưu thông máu, tạo thành một sắc tố tuyến tính hoặc giống như các vệt dài ở các cạnh của nướu răng.

Sắc tố gây ra bởi thuốc lá cũng có thể xảy ra trên bề mặt nướu của những người hút thuốc trong một thời gian dài.

Do vậy, bạn nên phát triển thói quen vệ sinh răng miệng tốt, chủ động ngăn ngừa viêm nha chu và viêm chân răng. Mỗi buổi sáng và buổi tối, cần chú ý đánh răng và súc miệng kịp thời, để có thể loại bỏ dư lượng thức ăn sau các bữa ăn, ngăn ngừa thức ăn và mảng bám tích tụ trên răng và loại bỏ cao răng.

Nếu bạn phát hiện thấy rằng nướu hoặc phần trên răng bị mảng bám gồ gề, sần sùi và chân răng sưng phình, dễ bị chảy máu, bạn nên đến bệnh viện kịp thời để loại trừ khả năng bị ung thư.

Chân răng bị đen có nguy hiểm không: Giải pháp làm trắng và ngăn ngừa răng xỉn màu - Ảnh 2.

2. Do thói quen xấu và sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa

Những người có thói quen thường xuyên uống trà hoặc cà phê espresso mạnh, các thực phẩm có màu đậm như coca hay các loại độ uống màu đậm thì dễ có thể khiến cho chân răng bị sẫm màu theo.

Ngoài ra, hút thuốc trong thời gian dài và nhai trầu cũng sẽ gây ra các hiện tượng mảng bám đen hoặc hắc tố melanin trên bề mặt răng.

Khi chúng ta già đi, lớp men trên răng sẽ ngày càng mỏng hơn, từ từ mất độ trong suốt, làm dày các tạp chất màu vàng bên trong, gây ra dấu hiệu mảng đen xuất hiện ở vùng chân răng.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng chân răng bị đen và xỉn màu?

Để làm cho răng không bị đen dần theo thời gian, các bạn nên học cách đánh răng chính xác, nếu dùng lực quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải không đúng, nó sẽ gây mòn trên bề mặt răng, khiến nướu bị co lại.

Đặc biệt là đánh răng trước khi đi ngủ vào ban đêm là một thói quen rất quan trọng. Nó không chỉ loại bỏ cặn bên trong răng mà còn làm giảm khả năng làm đen chân răng, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ răng của bạn.

Kiểm soát việc ăn đồ ngọt, nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt, nó có thể gây sâu răng.

Lời khuyên dành cho bạn là nên thường xuyên ăn rau quả tươi, không chỉ có thể tăng cường khả năng kháng bệnh trên niêm mạc miệng mà còn giúp chà xát làm sạch và rửa răng.

Cố gắng chọn bàn chải đánh răng có bàn chải nhỏ và chất liệu mềm. Nên thay đổi bàn chải đánh răng ba tháng một lần. Luôn lựa chọn đa dạng các loại kem đánh răng khác nhau.

Khám và lấy cao răng 6 tháng một lần, ăn nhiều thức ăn loại mềm và loại cần nhai chậm, ăn ít những loại thức ăn cứng hoặc đậm vị có thể làm ảnh hưởng đến sức bền của răng.

*Nguồn: BS Gia đình (TQ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại