Hôm 19/2, ở độ cao gần 10,7 km trên bầu trời bang Pennsylvania, chiếc Boeing 787-9 của hãng Virgin Atlantic đột nhiên lọt vào luồng khí quyển mạnh và hẹp.
Sự tác động này khiến tốc độ máy bay tăng vọt từ 903 km/h lên khoảng 1289 km/h, tức chênh lệch 386 km/h. Nhờ vậy, chuyến bay từ Los Angeles (Mỹ) đến London (Anh) đã hạ cánh sớm 48 phút.
Ảnh: Hugh Morris
Hình đồ họa ở trên cho chúng ta thấy chuyện gì đã xảy ra. Theo đó, khi chiếc Boeing bay được hơn 1/3 đoạn đường (đến không phận bang Pennsylvania) thì gặp luồng khí lạ.
Nhìn sơ đồ, chúng ta có đường màu xanh biểu thị độ cao máy bay, đường màu vàng chỉ tốc độ. Ở độ cao 10.680m, đường màu xanh ổn định, đường màu vàng đột ngột nhích lên và đạt đỉnh, chứng tỏ máy bay đã tăng tốc rõ rệt.
Các chuyên gia hàng không sau đó công bố rằng, tốc độ của chiếc Boeing 787-9 lập kỉ lục mới trong số chuyến bay thương mại. Theo Fox News, dòng khí máy bay đã gặp là "khí phản lực cực nhanh chỉ xuất hiện tại vĩ độ cao".
Một phóng viên của CBS cũng bày tỏ sự ngạc nhiên, gọi luồng khí lạ là "gió xuôi quái vật", ý nói gió thổi từ phía sau giúp máy bay "lướt" nhanh.
Đại diện hãng Boeing nói ngắn gọn trên CBS News: "Chà, bay nhanh dữ vậy!".
Cơ trưởng điều khiển chuyến bay, Peter James với 25 năm kinh nghiệm, đăng về trải nghiệm của mình trên Twitter: "Chưa bao giờ thấy loại gió thổi từ đuôi máy bay như thế này trong suốt quãng đời cầm lái".
Ảnh minh họa: B.T.
Những người quan tâm đến hàng không còn thảo luận sôi nổi, rằng với tốc độ 1.289 km/h, liệu máy bay đã vượt qua vận tốc âm thanh là 1.236 km/h hay chưa?
Câu trả lời là chưa, theo Washington Post. Lí do vì máy bay đạt tốc độ 1.248 km/h so với mặt đất, nhưng so với dòng khí trên cao thì chỉ khoảng 968 km/h mà thôi.
Cũng theo tờ báo Mỹ, các dòng khí nếu đủ mạnh thì có thể làm tăng tốc máy bay như với trường hợp vừa rồi, cũng có thể kìm hãm tốc độ bay trong những trường hợp khác.