Với chiều dài lịch sử hơn 5.000 năm, Trung Quốc trở thành một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Trong quá trình phát triển ấy, không biết bao nhiêu dấu tích của con người cứ được dựng lên rồi lại mất đi, số ít còn tồn tại cho đến ngày hôm nay trở thành những báu vật vô giá để chúng ta nhìn lại quá khứ.
Để ngăn chặn các hoạt động buôn lậu đồ cổ cũng như tìm thu thập cổ vật đã lưu lạc sau hàng thế kỷ chiến loạn, đài truyền hình Trung Quốc đã cho ra mắt chương trình "Kiểm định bảo vật" và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của quần chúng. Từ đây nhiều câu chuyện thú vị về hành trình bước ra ánh sáng của cổ vật lưu lạc nhân gian được phát hiện.
Người đàn ông trung niên mang cổ vật của gia đình đi giám định. Nguồn: KKnews.
Trong tập phát sóng mới đây, một người đàn ông trung niên lịch lãm đã mang một số cổ vật của gia đình đến nhờ các chuyên gia giám định.
Thứ ông mang tới là một chiếc ly 3 chân, một chiếc cốc hoa với vẻ ngoài khá tinh xảo. Chủ nhân bảo vật kể lại rằng trước đây cha ông đã ném những món đồ xuống cái giếng cạn sau nhà, 50 năm sau ông mới đào lại lên.
Chuyên gia ngạc nhiên: "Đồ quý như vậy ai lại lỡ ném xuống giếng?"
Hóa ra vào những năm 1967, khi gia đình phải đối mặt với nguy cơ bị tịch biên gia sản, cha ông đã đã vội ném những đồ vật này xuống giếng để tránh bị tịch thu.
Gần đây ông về lại quê hương mới nghĩ tới chuyện tìm lại chúng. Phải tốn 3 ngày 3 đêm người đàn ông này mới có thể đào lên chiếc cốc hoa và ly cổ chôn sâu dưới lòng đất ngần ấy năm trời.
Chuyên gia của chương trình giám định cổ vật. Nguồn: KKnews
Sau khi nhận lấy hai món đồ và xem xét cẩn thận, các chuyên gia nhận định: Chiếc ly ba chân có hình dáng giống ly thời nhà Hạ, chiếc cốc còn lại cũng có đặc điểm giống cốc thời nhà Thương (thế kỷ 21 TCN - thế kỷ 16 TCN).
Tuy nhiên hai loại kiểu dáng này cũng rất dễ được mô phỏng. Muốn biết được chính xác niên đại còn cần xem xét độ tuổi của vật liệu và đặc điểm của hoa văn trang trí.
Ly ba chân và cốc cổ. Nguồn: KKnews
Kết quả kiểm định cho thấy chiếc cốc và ly mà người đàn ông mang đến không được khắc chữ, chắc hẳn có xuất xứ vào thời Minh, Thanh (khoảng 700 năm trước), mô phỏng phong cách nhà Thương. Bên cạnh đó cả hai đều được tráng sáp và ở trong tình trạng gần như nguyên vẹn nên giá trị có thể lên tới 150.000 NDT (hơn 500 triệu đồng).
Người đàn ông nghe xong thì rất vui mừng, thật may mắn gia đình ông vẫn có thể giữ lại chúng đến tận bây giờ.
Bài viết tham khảo từ KKnews