Cha đẻ của mật khẩu máy tính vừa qua đời ở tuổi 93

Tâm An |

Trước khi có ý tưởng sáng tạo của người đàn ông này, nhiều người dùng Internet khi đó vẫn có thể tự do truy cập vào dữ liệu của người khác trong cùng một hệ thống mạng.

Fernando Corbató, cha đẻ của mật khẩu máy tính và cả máy tính cá nhân, đã qua đời hôm 12/7/2019 tại viện dưỡng lão ở Newburyport (Massachusetts, Mỹ) do biến chứng của bệnh tiểu đường. Ông hưởng thọ 93 tuổi và đang là giáo sư danh dự tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Bức ảnh trên là Fernando Corbató lúc còn trẻ, làm việc tại phòng nghiên cứu máy tính ở MIT.

Ý tưởng về mật khẩu máy tính được Corbató đề xuất vào những năm 1960, trong giai đoạn tinh chỉnh hệ thống chia sẻ thời gian, tiền thân của máy tính cá nhân. Hệ thống chia sẻ thời gian (Campatible Time-Sharing System – CTSS) cho phép nhiều người ở nhiều nơi khác nhau cùng truy cập vào một máy tính thông qua đường dây điện thoại. Nó tạo ra những tập tin riêng cho mỗi người dùng, nhưng lại thiếu một hệ thống đăng nhập có mật khẩu và người dùng hoàn toàn có thể tự do truy cập vào dữ liệu của người khác. Mật khẩu cho CTSS được coi là một trong những cơ chế bảo mật máy tính lâu đời nhất.

Nói thêm về CTSS, hệ thống này được phát triển từ việc Corbató cho rằng máy tính quá đắt đỏ nên những khoảng thời gian chúng "ở không" là một sự lãng phí kinh khủng. Khi chia sẻ thời gian, quá trình xử lý của máy tính và thời gian sử dụng của người dùng được rút ngắn và tối ưu hóa. "Hệ thống chia sẻ thời gian đã thay đổi hoàn toàn cách người ta sử dụng máy vi tính", trích lời Stephen Crocker, một nhà nghiên cứu máy tính và là người tiên phong trong lĩnh vực Internet.

Cha đẻ của mật khẩu máy tính vừa qua đời ở tuổi 93 - Ảnh 1.

Tiến sĩ Corbató

CTSS đã tạo tiền đề cho dự án tiếp theo – Multics – cũng do tiến sĩ Corbató quản lý. Đây là dự án sự phối hợp giữa MIT, phòng thí nghiệm Bell Labs của AT&T và tập đoàn General Electric. Mặc dù thất bại về mặt thương mại, dự án này đã truyền cảm hứng cho một nhóm các nhà khoa học máy tính ở Bell Labs trong việc tạo ra Unix – tiền thân của Linux ngày nay.

Corbató còn khuyến khích những người làm việc cho mình cùng tương tác để thiết kế và triển khai phần mềm. Ngày nay điều này trở thành phương pháp lập trình phổ biến gọi là phát triển phần mềm linh hoạt.

Những nghiên cứu tiến sĩ Corbató thực hiện tại MIT đã giúp công nhận khoa học máy tính là một lĩnh vực nghiên cứu chính thống.

Năm 1990, Tiến sĩ Corbató nhận giải thưởng A.M. Turning, một giải thưởng trong lĩnh vực máy tính tương đương với giải Nobel.

0
Advanced issues found

Fernando José Corbató sinh ngày 1/7/1926 tại Oakland, California. Ông theo gia đình chuyển đến Los Angeles vào năm 1930.

Năm 1943, Corbató nhập học tại Đại học California ở Los Angeles. Bảy tháng sau, Chiến tranh Thế giới Thứ 2 nổ ra, ông được Hải quân tuyển dụng trong vai trò một kỹ thuật viên điện tử. Chính những trải nghiệm này đã giúp ông tìm được niềm đam mê của đời mình trong việc theo dõi lỗi và hệ thống sửa lỗi.

Năm 1946, Corbató xuất ngũ và theo học tại Viện Kỹ thuật California theo Đạo luật G.I. Ông tốt nghiệp Cử nhân Vật lý năm 1950, vào làm việc tại MIT cùng năm và lấy bằng Tiến sĩ vào năm 1956 với luận án về vật lý phân tử.

Năm 1962, Corbató kết hôn với nữ lập trình viên Isabel Blandford. Sau khi bà mất năm 1973, ông gặp người vợ hiện nay của mình, nghệ sĩ dương cầm Emily (Gluck) Corbató.

Tham khảo NYTimes

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại