CEO MB: Vay mua nhà, bất động sản nghỉ dưỡng gặp khó, bất động sản khu công nghiệp là "ngôi sang đang lên"

Thảo Vân |

Tại Hội nghị ngành ngân hàng – Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2023 hôm 19/6, ông Phạm Như Ánh – CEO MB nhận định về bức tranh tín dụng bất động sản toàn ngành, đồng thời, đưa ba giải pháp để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng tín dụng của nhà băng này trong 2024.

Trước câu hỏi tình hình cho vay bất động sản trong 6 tháng đầu năm, ông Phạm Như Ánh phân tích bốn khía cạnh chính của mảng tín dụng bất động sản gồm: vay mua nhà, bất động sản khu công nghiệp, nghỉ dưỡng và các dự án nhà ở.

"Trong sáu tháng đầu năm, bốn lĩnh vực này đều gặp khó khăn", ông Ánh nói.

CEO MB: Vay mua nhà, bất động sản nghỉ dưỡng gặp khó, bất động sản khu công nghiệp là "ngôi sang đang lên"- Ảnh 1.

Ông Phạm Như Ánh – CEO MB

Đối với cho vay mua nhà, do kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập người dân nên nhu cầu mua nhà, chuyển đổi nhà ở trong 6 tháng đầu năm khá chậm. Điều này khiến tín dụng bán lẻ của các ngân hàng bị ảnh hưởng, MB cũng không ngoại lệ. Trong khi, lĩnh vực này lại là trọng tâm cho vay chính của ngân hàng.

Ông Ánh cho rằng, hiện nay thị trường vay bất động sản rất chậm, giao dịch ít, giá đang neo cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu mua nhà của người dân.

Ngoài ra, một phân khúc khác cũng chịu tác động tiêu cực là bất động sản nghỉ dưỡng. Sau Covid-19, mảng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa được phục hồi. Mức chênh lệch cung cầu của mảng này xuất hiện khi lượng khách chỉ phục hồi một phần nhưng cung bất động sản nghỉ dưỡng lại quá lớn.

Trái ngược với hai loại hình trên, trong 6 tháng đầu năm, ông Ánh cũng nhận định, bất động sản là điểm sáng của thị trường.

Ông nói: "Cơ bản các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp đều tăng trưởng được. Sự dịch chuyển của FDI vào Việt Nam cũng giúp tình hình tốt lên. Các dự án bất động sản cơ bản cũng được tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý. Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước cũng hạ hệ số rủi ro tín dụng bất động sản công nghiệp từ 200% xuống 160%, khuyến khích các ngân hàng cho vay. MB cũng là một ngân hàng cho vay nhiều trong mảng này".

Song song đó, ông dự báo, quá trình phục hồi của tín dụng bất động sản cũng phụ thuộc vào các Luật mới như Luật Đất đai, Luật Nhà ở.. có hiệu lực từ ngày 1/8.

"Tôi nghĩ sau khi luật có hiệu lực từ 1/8, hàng loạt các vấn đề sẽ được tháo gỡ, tạo hiệu ứng chung cho thị trường bất động sản. Hy vọng người dân sẽ bắt đầu mua nhà, đổi nhà và mục đích của các ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt hơn", ông Ánh kỳ vọng.

Tại sự kiện, CEO MB cũng chia sẻ ba "chìa khoá" giúp nhà băng này đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15,5%. Đến nay, ngân hàng dự kiến tăng trưởng tín dụng 6-6,5%. So với mục tiêu đề ra, ngân hàng cần đạt khoảng 8% nữa trong sáu tháng cuối năm.

Ông Ánh đánh giá, khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng, điều MB và các ngân hàng kỳ vọng nhất là sức hấp thụ của nền kinh tế. Hiện các ngân hàng đều đã xây dựng các giải pháp tổng thể để đảm bảo tăng trưởng tín dụng và hấp thụ thị trường.

"Đến nay, các ngân hàng đã giảm lãi suất sâu nhất, có lẽ là trong vòng 10 năm trở lại đây. Giá thấp thì cầu sẽ tăng. Các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí để giải quyết khâu về giá",CEO MB nhấn mạnh.

Theo ông, các ngân hàng hiện này đang tiếp tục tinh chỉnh các quy trình thủ tục. Đặc biệt, MB sẽ dựa vào nền tảng cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp để thực hiện cho vay và phê duyệt tự động. MB bây giờ đang tập trung các tiến trình end-to-end, mang đến cho khách hàng các trải nghiệm tự động hóa trên các ứng dụng số của MB. Việc này rút ngắn quy trình và giảm sự can thiệp của con người trong quá trình ra quyết định, từ đó khách hàng có thể chủ động hơn.

Thứ ba là phát triển các sản phẩm, quy trình theo các luật mới và chính sách mới. Sau khi các luật mới bắt đầu có hiệu lực sau 1/8, điều này sẽ có tác động rất lớn đến khách hàng, do đó chúng tôi cần tinh chỉnh các quy trình, sản phẩm theo luật theo luật và các Thông tư, Nghị định sẽ ban hành để tháo gỡ các điểm nghẽn, điểm khó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại