Khi mắc phải hội chứng này, cần ngay lập tức xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý căn bản và triệt để, đồng thời phải tích cực điều trị hợp lý nhằm đem lại sự hồi phục nhanh chóng nhất cho người bệnh.
Tác hại của bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu khi mới bắt đầu thường ít thể hiện ra bên ngoài nên rất khó nhận biết. Lâu dần, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tim đập nhanh, rụng tóc, hay ốm do bị suy giảm hệ miễn dịch… Các biểu hiện sẽ ngày càng rõ ràng khi bệnh nặng thêm.
Ở bất kỳ người nào, tình trạng thiếu máu cũng gây ra nhiều ảnh hưởng và nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe.
Ở người bình thường, nếu thiếu máu, khả năng vận chuyển khí ôxy của hồng cầu bị giảm gây thiếu ôxy ở các tổ chức, cơ quan, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể nhanh chóng mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Thậm trí gây ngất xỉu rất nguy hiểm.
Với phụ nữ thiếu máu rất nguy hiểm, đặc biệt là khi mang thai. Thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, gây suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con khi sinh nở, thiếu máu dễ gây băng huyết có thể dẫn đến tử vong. Trẻ sinh ra yếu ớt.
|
Trẻ nhỏ bị thiếu máu sẽ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi). Ngoài ra, khi thiếu máu, trẻ sẽ bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.
Cây đương quy- “nhân sâm” chữa bệnh thiếu máu
|
Từ ngàn xưa, trong nhân gian đã tìm và biết được cây Đương quy có tác dụng chữa bệnh thiếu máu vô cùng hiệu quả. Đương quy là lựa chọn hàng đầu cho người thể trạng gầy yếu, trẻ nhỏ và phụ nữ (đặc biệt là thai phụ) để điều khí, nuôi huyết, bồi bổ cơ thể, trị chứng thiếu máu do tác dụng vào cả 3 kinh: tâm, can, tỳ; giúp bổ ngũ tạng; khí vận hành tốt nhờ đó sinh huyết dồi dào, đả thông kinh mạch chính vì vậy mà sức khỏe được nâng lên.
Bằng chứng là bài thuốc cổ phương “Đương quy bổ huyết thang” đã được ứng dụng rộng rãi và lưu truyền đến tận ngay nay.
Trong y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng, nội thương phát nhiệt... Bệnh được chia thành nhiều thể như khí trệ huyết ứ, khí huyết lưỡng hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư và thận âm dương lưỡng hư.
Về mặt trị liệu, cổ nhân rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo thành các món ăn - bài thuốc (dược thiện) nhằm mục đích điều trị hỗ trợ và duy trì một cách tích cực. Trong đó, cây Đương quy luôn được lấy làm vị chính- vị chủ trị chữa bệnh thiếu máu.
Đương quy còn gọi xuyên quy, là rễ đã phơi hay sấy khô của cây đương quy, tên tiếng Anh là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).
Đương Quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào kinh tâm, can và tỳ. Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng...
Dùng cho các trường hợp: huyết hư (thiếu máu) đau đầu chóng mặt, xây xẩm choáng váng, kinh nguyệt không đều, thống kinh; phong thấp, đau bụng do tỳ vị hư hàn, đau nhức sưng nề, lở ngứa; người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị táo bón….
Cách dùng: 10 - 20g/ngày nấu ăn, sắc, ướp, ngâm rượu...
Ngày nay, bài thuốc cổ phương “Đương quy bổ huyết thang” được biên soạn trong giáo trình giảng dạy của trường đại học Dược Hà Nội và bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, trong đó Đương quy là thành phần chính của bài thuốc, giúp chữa bệnh thiếu máu hiệu quả.