Thực ra, có hơn 250 cây thủy tùng cổ thụ như vậy trên khắp vương quốc Anh được gọi là cây cổ xưa, có nghĩa là chúng đã hơn 900 năm tuổi.
Cây thủy tùng vốn khó xác định chính xác niên đại. Vì vậy vào năm 2014, cây thủy tùng tại nhà thờ Thánh Cynog đã phải trải qua một số cuộc thử nghiệm khác nhau, bao gồm phân tích DNA và đếm vòng gỗ. Ông Janis Fry - chuyên gia về lão hóa cây, tự tin cho rằng nó là cây không nhân bản lâu đời nhất ở châu Âu.
Các thử nghiệm do Viện Lâm nghiệp thực hiện, đã kết luận rằng cây có 120 vòng/ 2,5cm, nên nó khoảng 5.000 năm tuổi.
Trong khi đó, cây không nhân bản lâu đời nhất trên thế giới được chính thức ghi nhận là cây thông bristlecone ở miền nam California (Mỹ), đã được xác định chính xác là 5.068 năm tuổi.
Cây thủy tùng cổ thụ trong khuôn viên nhà thờ ở Anh.
Tuy nhiên, rất khó để xác định niên đại chính xác của các cây thủy tùng, bao gồm cả nhà thờ Thánh Cynog, có phải lả cây lâu năm nhất không.
Cho đến năm 2014, người ta đã nghĩ rằng cây lâu đời nhất ở châu Âu là cây thủy tùng Fortingall ở Perthshire, Scotland, có niên đại khoảng từ 3.000 đến 5.000 năm tuổi. Tuy nhiên, theo Tổ chức Woodland Trust, cây trong nhà thờ Thánh Cynog còn lâu năm hơn.
Nhà thờ Thánh Cynog.
Khó khăn trong việc xác định niên đại cây thủy tùng là do thân cây thường chia thành hai hoặc một vài nhánh nên khó đếm chính xác các vòng gỗ cây.
Cây thủy tùng Fortingall và trong nhà thờ Thánh Cynog cũng vậy. Cả hai thân cây đều bị gãy. Tuy nhiên, cây rất chắc khỏe nên có thể sống thêm nhiều thế kỷ nữa.
Cây thủy tùng Fortingall.
Ngoài thân cây bị gãy, mục nát, những cây thủy tùng cổ thụ ở vương quốc Anh còn mang dấu ấn lịch sử. Theo Tổ chức Woodland Trust, đã phát hiện một khẩu súng thần công bên trong thân cây thủy tùng Crowhurs ở Surrey, Anh, được đặt vào đó trong thời Nội chiến Anh (1642 - 1651).
Cây thủy tùng bị tách ra.
Nếu xác định được chính xác niên đại của cây thủy tùng trong nhà thờ Thánh Cynog thì có lẽ nó được trồng vào thời điểm xây dựng bãi đá Stonehenge, trước khi Đại kim tự tháp Giza mọc lên giữa sa mạc bên Ai Cập hàng thế kỷ. Vào thời điểm người La Mã đặt chân đến Anh, cây đã hàng ngàn năm tuổi.
Cây thủy tùng cổ thụ khác ở Anh.
Tán cây thủy tùng xanh mát, sức sống mạnh mẽ nên dù thân cây có bị tách ra, mục nát thì nó vẫn sống khỏe khoắn. Theo đạo Cơ đốc, cây thủy tùng tượng trưng cho cái chết và hồi sinh của Chúa nên nó thường được trồng trong khuôn viên nhà thờ và nghĩa trang cổ trên khắp châu Âu.
Nguồn bài và ảnh: Archaeology World