Cây bẫy ruồi (Venus flytrap), tên khoa học Dionaea muscipula, là loài thực vật ăn côn trùng. Cấu trúc bẫy của loài cây này được hình thành bởi phần cuối của mỗi lá cây và được kích hoạt nhờ các sợi lông nhỏ trên bề mặt bên trong của lá.
Cây bẫy ruồi được xem là loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất, nó từng được mệnh danh “thực vật kỳ diệu nhất thế giới” với tốc độ săn mồi cực nhanh.
Cây ăn thịt thổi bóng bay, hút thuốc lá.
Khi một con côn trùng hoặc nhện bò đến, tiếp xúc với lông nhỏ, cái bẫy sẽ khép lại kẹp chặt con mồi bên trong.
Chiếc bẫy khép lại tạo thành một chiếc "dạ dày" màu xanh lá cây, con mồi càng giãy giụa tìm lối thoát thì nó sẽ càng chạm vào các sợi lông nhạy cảm và kích thích cây nhiều hơn.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đức cho thấy, loài cây ăn thịt đáng sợ này có thể đếm số lần con mồi chạm vào những sợi lông cảm giác bên trong bẫy để quyết định thời điểm "tiêu diệt" con mồi một cách nhanh gọn nhất.
Video: Cận cảnh loài cây bắt ruồi đáng sợ
Theo đó, lần thứ nhất chạm thì không có vấn đề, lần thứ hai chạm vào cây sẽ phản ứng và thiết lập bẫy ở chế độ sẵn sàng hoạt động, con mồi sập bẫy và lần chạm thứ ba thì quá trình tiêu hóa bắt đầu.
Các tuyến ở thùy lá sau đó sẽ tiết ra các enzym phá vỡ mô con mồi, biến chúng thành "món ăn" bổ dưỡng nuôi cây.
Cứ như vậy, khoảng vài ngày sau, chiếc bẫy tự động hé mở và bên trong đó chỉ còn là cái xác khô của con côn trùng xấu số nào đó. Và tiến trình săn mồi lại tiếp tục thêm vài lần nữa trước khi cây bị héo đi, lá cây rụng xuống.
Tuy vậy, chúng không thể ăn được tất cả các loại côn trùng, nếu đối tượng không phải là "món ăn ưa thích" như ruồi, muỗi hoặc nhện mà là con bọ cánh cứng hoặc một hòn đá, hạt cây thì cái bẫy sẽ tự động mở ra.
Con mồi nhanh chóng bị tóm gọn chỉ trong nháy mắt.
Hình ảnh kỳ lạ cho thấy loài cây này có thể "thổi bóng bay".
Kẹp chặt điếu thuốc lá như thể nó là miếng mồi béo bở.
(Tổng hợp)