Trên bục trao giải, Achitpol Keereerom (thứ ba từ trái sang) của U22 Thái Lan buồn bã ngoái nhìn các cầu thủ U22 Indonesia ăn mừng tấm huy chương vàng. Trước đó, anh và đồng đội đã trải qua một trận chung kết kịch tính, căng thẳng và không kém phần bạo lực. (Ảnh: Như Đạt)
Thời điểm U22 Thái Lan gỡ hòa 2-2 ở phút 90+9, Achitpol (thứ hai từ phải sang) và nhiều thành viên U22 Thái Lan đã có màn ăn mừng đầy khiêu khích với U22 Indonesia. (Ảnh: Như Đạt)
Hành động chạy thẳng sang khu vực cabin huấn luyện của đối phương để ăn mừng mà U22 Thái Lan tạo ra đã châm ngòi cho hai cuộc xô xát căng thẳng sau đó. (Ảnh: Như Đạt)
Ẩu đả đã xảy ra. (Ảnh: Như Đạt)
Xô xát diễn ra không chỉ một mà đến hai lần. Nguyên nhân là bởi đến khi có bàn thắng vươn lên dẫn 3-2 ở đầu hiệp phụ thứ nhất, phía U22 Indonesia cũng đã có màn ăn mừng khiêu khích để đáp trả đối phương. (Ảnh: Như Đạt)
Những cú đấm đã được tung ra. (Ảnh: Như Đạt)
Một thành viên lớn tuổi của U22 Indonesia bị tấn công trong lúc cố gắng can ngăn hai bên. (Ảnh: Như Đạt)
Một loạt thẻ đỏ đã được trọng tài chính rút ra. (Ảnh: Linh Đan)
Kết thúc trận đấu, U22 Thái Lan chỉ còn 7 cầu thủ trên sân.
Trận thua 2-5 trước U22 Indonesia là lần thứ hai liên tiếp U22 Thái Lan thất bạn ở chung kết SEA Games. Năm ngoái, đội bóng này cũng chỉ nhận được huy chương bạc sau khi thua U22 Việt Nam.
Tĩnh xa hơn, bóng đá Thái Lan đã không thể giành được huy chương vàng trong 3 kỳ SEA Games liên tiếp. Tại SEA Games 33, đội bóng này sẽ được thi đấu trên sân nhà. Đây được kỳ vọng sẽ là kỳ SEA Games mà chủ nhà Thái Lan có thể giành lại tấm huy chương vàng môn bóng đá sau thời gian dài thất bại.