Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, đa số ứng viên đều tìm hiểu kỹ về công ty, bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên môn, đặc biệt là sẵn sàng câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến. Họ cũng vạch ra nhiều kế hoạch khác nhau để khi gặp sự cố không hề mất bình tĩnh.
Tuy nhiên, mọi sự chuẩn bị chỉ là tương đối. Trên thực tế, với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhiều công ty khi tuyển người cũng trở nên khắt khe hơn. Ngoài chuyên môn, năng lực thì nhiều nơi còn hỏi ứng viên một số câu hỏi rất lạ tưởng như không liên quan gì đến công việc. Điều này nhằm đánh giá khả năng phản ứng tại chỗ, kỹ năng giao tiếp, tư duy logic, cách bạn phản ứng dưới áp lực và sự thích ứng của người ứng tuyển.
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhiều công ty khi tuyển người cũng trở nên khắt khe hơn. (Ảnh minh họa)
Trạch Dương (Trung Quốc) là một sinh viên đại học vừa tốt nghiệp. Có hơn 8 triệu sinh viên tốt nghiệp năm nay, nhiều vượt trội so với các năm khác. Điều này đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh cũng tăng lên rất nhiều, đối với các doanh nghiệp, họ có nhiều lựa chọn nhân tài hơn nhưng quá trình phỏng vấn cũng đòi hỏi sự kỹ lưỡng hơn.
Trạch Dương đã đến một công ty lớn để xin việc. Điều cậu không ngờ là giám đốc nhân sự đã đề ra một câu hỏi tình huống bất ngờ cho các ứng viên sau ba vòng kiểm tra kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ.
Vị quản lý nhân sự đã nói: "Sau những bài kiểm tra vừa qua, các bạn đã xuất hiện ở đây chứng tỏ kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ điều vượt qua yêu cầu cơ bản của chúng tôi dành cho vị trí này. Vì thế, bây giờ, tôi sẽ chỉ đưa ra thêm một câu hỏi đơn giản nữa thôi. Nếu ai có câu trả lời cứ mạnh dạn phát biểu. Câu hỏi đó là: Khi nào thì ?".
Câu hỏi có phần ngược đời này khiến ba ứng viên "chưng hửng". Họ nhìn nhau khó hiểu. Tuy nhiên, cuối cùng một người trong số đó cũng lên tiếng đầu tiên. Đó là một cô gái xinh đẹp vừa mới tốt nghiệp, nhìn rất đáng yêu và có giọng nói ngọt ngào. Dù đã thể hiện rất tốt trong quá trình phỏng vấn ban đầu nhưng khi được hỏi câu này, cô tỏ vẻ hơi lo lắng, nói: "Tôi có thể không trả lời câu hỏi này không? Tôi cảm thấy nó không liên quan gì đến công việc mà tôi sẽ đảm nhận cả". Người phỏng vấn mỉm cười và chấp nhận.
Ứng viên thứ hai là một chàng trai đã tốt nghiệp được ba năm, trông có vẻ hơi chán nản. Phản ứng của nam ứng viên này khiến người phỏng vấn ngạc nhiên. Cậu ấy nói: "4-1 bằng 3, có phải anh đang trêu đùa chúng tôi? Thật thất vọng vì một công ty có tiếng lại xem thường người xin việc đến thế". Nói rồi cậu bỏ đi.
Đến lượt Trạch Dương, khi nghe câu hỏi đầu óc có phần hơi trống rỗng. Nhưng ứng viên trẻ này suy nghĩ kỹ và tự nhủ: người tuyển dụng đã đưa ra câu hỏi hẳn là có dụng ý, dù đúng dù sai nhất định phải có câu trả lời. Sau khi loại trừ những phương án khác, Trạch Dương cuối cùng lựa chọn trả lời dựa trên kiến thức hình học.
Cậu nói: "Nếu một hình tứ giác bị cắt ngang một góc, nó sẽ trở thành một hình ngũ giác. Cái này không phải 4 - sao?". Người phỏng vấn gật đầu sau khi nghe Trạch Dương trả lời, không phải vì đáp án đúng mà quan trọng hơn là thái độ không sợ hãi khi gặp vấn đề khó khăn.
Nhiều khi những câu hỏi có vẻ kỳ lạ và hóc búa được đưa ra chỉ là người phỏng vấn muốn ứng viên cho họ biết cách giải quyết vấn đề. Đáp án không phải là duy nhất, miễn là vấn đề có thể được giải quyết hợp lý hay không.
Trên thực tế, từ câu trả lời của Trạch Dương, không khó để nhận ra cậu cả về trí tuệ và khả năng ứng biến, liên tưởng rất cao lại có chí vượt khó, cầu tiến. Những người như vậy nhất định là ưu tú trên thương trường, cho nên việc được nhận vào là chuyện bình thường.
Nguồn: Sohu