Câu hỏi lửng lơ đối với nền kinh tế Mỹ: Giảm tốc hay trì trệ, khó có thể bước xa?

Hương Giang |

Trong bối cảnh dấu hiệu mới nhất cho thấy thị trường lao động từng rất "hot" giờ đây đã hạ nhiệt, thị trường vẫn băn khoăn về tình trạng của nền kinh tế Mỹ.

Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) cho thấy Mỹ đã tạo thêm 136.000 việc làm trong tháng 9, theo báo cáo hôm 4/10 của Bộ Lao động Mỹ. Con số này thấp hơn so với ước tính trung bình của các nhà kinh tế. Theo đó, mức tăng trung bình của năm nay là 161.000, trong khi năm 2018 là 223.000. Điều quan trọng hơn là thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 2,9% so với 1 năm trước, đây là đà tăng yếu nhất kể từ giữa năm 2018.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp mới trong nửa thế kỷ là 3,5%, với tốc độ tuyển dụng vẫn cao hơn mức cần thiết đề điều chỉnh tăng trưởng dân số. Ngoài ra, khoản lương của lao động ngành sản xuất và không phải là giám sát vẫn khả quan hơn so với con số tổng quan.

Theo đó, thị trường dường như dựa vào báo cáo này và coi đó là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế sẽ chững lại. Các nhà đầu tư đặt cược vào hợp đồng tương lai lãi suất đã hạ bớt kỳ vọng về việc Fed nới lỏng chính sách và hy vọng về đợt cắt giảm lãi suất thứ 3 trong năm chỉ giảm một chút. Do vậy, đêm qua, chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm dù đường cong lợi suất phẳng và đồ USD vẫn giao dịch ở mức thấp.

Câu hỏi lửng lơ đối với nền kinh tế Mỹ: Giảm tốc hay trì trệ, khó có thể bước xa? - Ảnh 1.

James Sweeney, kinh tế gia trưởng tại Credit Suisse, nhận định: "Bức tranh này rất phức tạp". Thị trường lao động đang co hẹp, nhưng "không có dấu hiệu nào cho thấy chúng ta sẽ bất ngờ rơi vào suy thoái hay tương tự như vậy."

Mức lương và việc làm ở Mỹ vẫn tương đối vững chắc. Tuy nhiên, rủi ro tiếp tục lửng lơ đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó có chính sách thương mại của Tổng thống Trump và những diễn biến xấu ở bên ngoài, trong khi đó hiệu quả của việc cắt giảm thuế vẫn chưa có gì thay đổi. Ông Trump từng có cơ hội để bày tỏ niềm tự hào về tỷ lệ thất nghiệp trên Twitter, thế nhưng số lượng công việc ngành sản xuất đã giảm lần thứ 2 trong năm nay.

Bản báo cáo được công bố hôm thứ Sáu đánh dấu 1 tuần thị trường chứng khoán Mỹ rung lắc vì số liệu kinh tế và lãi suất Kho bạc cũng trượt xuống mức thấp, do số liệu ngành sản xuất đã "chìm sâu" vào sự sụt giảm tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ. Ngoài ra, tình hình thiếu khả quan của nền kinh tế cũng đe doạ đến chiến dịch tái tranh cử của ông Trump vào năm tới, khi ông thường xuyên đưa ra những thông điệp ca ngợi nền kinh tế Mỹ vẫn đang rất mạnh mẽ.

Số liệu lần này cũng tương phản với những gì Chủ tịch Fed Jerome Powell và các cộng sự của ông phát biểu trong những cuộc họp gần đây. Ngân hàng trung ương cho rằng đà tăng trưởng việc làm vẫn là vững chắc, dù họ vẫn có thể thay đổi lập luận đó. Hôm thứ Năm, phó Chủ tịch Fed Richard Clarida chi biết kinh tế Mỹ vẫn đứng vững và nguy cơ suy thoái kinh tế không "tăng đột biến vì họ đang áp dụng chính sách tiền tệ phù hợp".

Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế trưởng của Allianz, cho hay: "Đây là loại báo cáo khiến thị trường bị rối. Số liệu này không đủ yếu để khẳng định rằng đà giảm tốc đang lan rộng từ ngành sản xuất toàn cầu sang kinh tế Mỹ, nhưng cũng chưa đủ mạnh để chúng ta có được sự phòng thủ."

Câu hỏi lửng lơ đối với nền kinh tế Mỹ: Giảm tốc hay trì trệ, khó có thể bước xa? - Ảnh 3.

Việc làm mới được tạo ra chủ yếu tập trung vào các ngành chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh. Việc làm ngành bán lẻ giảm mạnh nhất trong 8 tháng liên tiếp, trong khi tăng trưởng tiền lương ngành xây dựng vẫn chưa có dấy hiệu khả quan. Trong khi đó, số lượng việc làm ngành sản xuất giảm 2.000, tiếp tục xu hướng tăng trưởng kém và đi ngược lại với thông điệp chủ chốt trong chiến dịch của ông Trump.

Thu nhập trung bình mỗi giờ cũng không thay đổi nhiều so với tháng trước, không tăng mạnh so với ước tính trước đó. Dù mức lương hàng năm tăng 2,9% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với dự đoán của các kinh tế gia. Mức lương của nhân viên ngành sản xuất và không giám sát thì chững lại, tăng 3,5%, giảm nhẹ so với mức cao của thập kỷ này là 3,6%.

Tỷ lệ thất nghiệp U-6 giảm 6,9%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2000. Một số nhà phân tích nhận thấy đây là dấu hiệu chính xác hơn trong thị trường lao động bởi trong đó còn bao gồm người làm việc bán thời gian, toàn thời gian và những người không tích cực tìm kiếm công việc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại