Những trận tuyết rơi cũng giống như các cơn mưa hoặc trận gió, chúng đều là các hiện tượng thời tiết tự nhiên, không thể thay đổi cũng chẳng thể tác động. Chúng tồn tại cùng con người từ hàng triệu năm nay.
Tuyết là hiện tượng tự nhiên điển hình cho mùa đông, nhắc đến nó, ai cũng nghĩ đến cái lạnh đầu tiên nhưng đặc biệt hơn cả là màu trắng. Thế nhưng vì sao nó lại có màu trắng thì không mấy ai biết chính xác.
Theo góc nhìn khoa học, tuyết không phải màu trắng! Thực tế tuyết là các tinh thể nhỏ li ti trong suốt, không màu với muôn hình vạn dạng khác nhau, không bao giờ trùng lặp. Vậy màu trắng của tuyết chắc chắn đến từ một yếu tố khác.
Để hiểu được rõ màu trắng đó đến từ đâu, trước hết chúng ta phải biết được nguồn gốc của nó - ánh sáng! Ánh sáng được tạo thành từ nhiều dải ánh sáng khác nhau (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). Khi tất cả các dải màu trộn lẫn với nhau thì tạo ra màu trắng.
Ngoài ra, các vật thể khác nhau có màu sắc khác nhau bởi vì chúng sở hữu khả năng hấp thụ ánh sáng khác nhau.
Tuyết là các tinh thể siêu nhỏ có màu trong suốt.
Trong trường hợp của tuyết thì lại khác. Chúng là tập hợp của rất nhiều tinh thể kết hợp lại với nhau. Khi một photon ánh sáng đi vào một lớp tuyết, nó sẽ đi qua một tinh thể băng trên đỉnh và bị đổi hướng một chút trước khi tới tinh thể tiếp theo. Chuỗi thay đổi này cứ thế diễn ra liên tục dẫn đến việc chúng phản xạ gần như tất cả các tần số màu sắc khác nhau.
Do vậy, "màu" chúng của tất cả các tần số trong quang phổ có thể nhìn thấy được kết hợp với nhau sẽ là màu trắng.
Nguồn: Howstuffworks