Câu đố Tiếng Việt: Vì sao lại nói là 'ăn như hạm'?

Ứng Hà Chi |

Bạn phải am hiểu ngôn ngữ lắm mới có thể đoán đúng câu đố khó nhằn này.

Tiếng Việt phong phú và giàu đẹp, được tạo nên bởi 29 chữ cái cùng 5 thanh dấu. Trong hệ thống ấy, không thể không nhắc đến kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao đậm bản sắc Việt. Chúng lưu truyền từ đời này qua đời khác, được người dân sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, ít người hiểu được nguồn gốc xuất xứ, ngữ nghĩa sâu xa. Lâu dần, những thành ngữ, tục ngữ đi sâu vào tiềm thức, trở thành "lời ăn, tiếng nói" của người dân.

Trong hệ thống Tiếng Việt, cùng biểu thị một hành động/sự việc/vấn đề xảy ra nhưng có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Chẳng hạn như khi miêu tả sự khốn khó, dân gian thường nói: "Nghèo rớt mồng tơi", "khố rách áo ôm". Hay để miêu tả những người ăn khỏe, có khả năng ăn nhiều, người ta thường dùng những câu thành ngữ miêu tả: "Ăn như rồng cuốn…", "ăn như bò ngốn cỏ", "ăn như mõ khoét" "ăn như hạm".

Những con vật là "rồng", "bò", "mỏ khoét" đã quá quen thuộc, được nhắc đến khá nhiều trong đời sống cũng như trong các tác phẩm văn chương. Nhưng còn "hạm" là con gì thì nhiều người hoàn toàn không biết. Vì sao người ta lại ví von người ăn khỏe với con "hạm"? Đây là phần kiến thức cực thú vị mà ít người biết tới.

Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, "hạm" nghĩa là "thứ cọp lớn". Bên cạnh đó, cuốn từ điển này cũng giải thích "Ăn như hạm: Ăn hung, ăn hàm, ăn dữ quá".

Cũng theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức giảng: "Hạm: Hùm, hổ hay cọp". Ngoài ra, Việt Nam Tự Điển cũng ghi nhận một nghĩa khác của "hạm" là: "Ăn hối lộ nhiều: Hạm cả xe hơi, hột xoàn".

Như vậy, "ăn như hạm" có nghĩa là ăn khỏe như cọp, như hùm, như hổ.

Ngoài "ăn như hạm", ta cũng có câu thành ngữ "Nam thực như hổ, nữ thực như miêu" để tả sức ăn của nam giới thường khỏe như hổ, còn nữ giới thường ăn ít như mèo.

Để chỉ việc ăn khỏe, ngoài câu "ăn như hạm", thành ngữ Việt Nam còn có vô vàn câu khác. Mỗi vùng miền lại có cách miêu tả khác nhau góp phần tạo nên sự đa dạng của kho tàng Tiếng Việt. Chính vì điều này mà không ít người nước ngoài cảm thấy việc học ngôn ngữ Việt quá khó, phải mất nhiều năm nghiên cứu mới có thể hiểu hết được ngữ nghĩa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại