Có thể bạn đã quá quen thuộc với những chiếc đồng hồ, dụng cụ đo thời gian dựa trên các hiện tượng tuần hoàn. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao đồng hồ lại được gọi là... đồng hồ không?
Chữ đồng trong trong đồng hồ để chỉ "đồng" - một loại kim khí (銅). Chữ hồ (壶) ở đây là một vật dụng dùng để chứa chất lỏng với miệng nhỏ, giữa phình to. Chữ hồ này cũng là chữ hồ trong hồ lô.
Đồng hồ chính nghĩa là cái hồ bằng đồng. Ngày xưa, để xem giờ, người Trung Quốc dùng cái hồ bằng đồng có dùi lỗ thủng nhỏ ở đáy. Đổ đầy nước vào hồ, nước rỉ ở đáy hồ ra, hồ vơi dần. Hễ hồ vơi bao nhiêu là mấy giờ đó.
Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao đồng hồ lại được gọi là... đồng hồ không?
Khi đồng hồ phương Tây du nhập vào nước ta, mặc dù chúng hoàn toàn không phải là chạy bằng nước lẫn làm bằng đồng nhưng vẫn được gọi là đồng hồ bởi thói quen đã có từ trước. Từ đó, tất cả các loại công cụ đo thời gian đều được gọi là đồng hồ.
Điều thú vị về đồng hồ đeo tay
Theo các chuyên gia trong ngành đồng hồ thì chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên được cho là thuộc sở hữu của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhất. Đó là chiếc đồng hồ có hình chiếc lắc đeo tay được nạm đầy kim cương, gắn chặt vào một đồng hồ nhỏ do bá tước Leicester tặng vào năm 1571.
Năm 1770, Abraham-Louis Perrelet, một nhà chiêm tinh học người Thụy Sĩ, đã phát minh ra một cơ chế đồng hồ tự lên dây cót.
Mãi cho đến năm 1880 chiếc đồng hồ đeo tay thực sự lần đầu ra mắt công chúng, mang thương hiệu Girard-Perregaux của đất nước Thụy Sỹ được sản xuất với quy mô lớn và chất lượng, nhưng đều được dùng cho các lực lượng hải quân, quân đội Đức sử dụng.
Trong nửa sau của thế kỷ 18, các phát triển khác cho phép đồng hồ mỏng hơn, chính xác hơn và phức tạp hơn trong thiết kế bên trong của chúng. Năm 1912, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên thể hiện được ngày tháng ra đời. Năm 1915, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên không ngấm nước ra đời.
Kể từ khi ra đời, kích thước mặt kính đồng hồ đeo tay đã không ngừng thay đổi khi được thu gọn dần rồi sau đó lại tăng dần kể từ thập niên 70 của thế kỉ 20 trở lại đây. Nếu như trước năm 60, kích thước mặt kính trung bình đồng hồ đeo tay nam chỉ từ 28 - 32 mm thì ngày nay con số đó là 38 - 42 mm.
Càng ngày, nhiều loại đồng hồ với vô số chức năng ra đời phục vụ cho nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Đó là đồng hồ lặn biển, đồng hồ leo núi, đồng hồ có nhiều múi giờ khác nhau, xác định kinh độ, vĩ độ trái đất; xác định nhiệt độ, kiểm tra sức khỏe kèm chức năng của một chiếc điện thoại di động,…
Đồng hồ là biểu tượng cho thời gian. Thời gian trôi đi đồng nghĩa với việc con người đang già dần và chết đi. Vì vậy, đây là đồ vật đứng đầu trong bảng xếp hạng những món quà bị người Trung Quốc ghét nhất, bởi hành động tặng đồng hồ trong tiếng Quảng Đông đồng âm với từ "món quà kết thúc", nghĩa là chăm sóc hoặc chôn cất cho người thân đã chết.