Câu đố: Tại sao có từ 'mỹ nhân kế' mà không có từ 'nam nhân kế'?

Hiểu Đan |

Mỹ nhân kế được các nhà chiến lược ngày xưa xếp vào loại Bại chiến kế, một trong những chiêu cuối được xuất ra có thể chuyển họa thành phúc, chuyển bại thành thắng.

Mỹ nhân kế là một trong 36 sách lược dùng trong quân sự điển hình của Trung Quốc cổ đại, nổi tiếng với tên gọi "Tam thập lục kế", xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách. Nội dung sách lược này chủ yếu là dùng người đẹp để làm mê hoặc chủ tướng của đối phương dẫn đến sự trễ nải hoặc quyết sách sai lầm, từ đó nắm ưu thế để giành thắng lợi.

Mỹ nhân kế được các nhà chiến lược ngày xưa xếp vào loại Bại chiến kế, một trong những chiêu cuối được xuất ra có thể chuyển họa thành phúc, chuyển bại thành thắng. Trong phép dụng binh, đánh vào tâm lý là phép cao nhất. Áp dụng Mỹ nhân kế tức là cách đánh vào tâm lý, lấy nhu để thắng cương. Con người một khi đã đắm chìm trong sắc đẹp thì sẽ trở nên nhu nhược, bất lực, mềm yếu, không còn ý chí để chiến đấu.

Câu đố: Tại sao có từ mỹ nhân kế mà không có từ nam nhân kế? - Ảnh 1.

Mỹ nhân kế là một trong 36 sách lược dùng trong quân sự điển hình của Trung Quốc cổ đại

Ngày nay, cụm từ "Mỹ nhân kế" không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, bạn có từng thắc mắc, tại sao lại nói "mỹ nhân kế" mà không có "nam nhân kế"? Câu trả lời cực bất ngờ: "Mỹ nhân kế" là mưu lược dùng nhan sắc để giành thắng lợi. Nghĩa là "kế người đẹp" của cả hai giới chứ không chỉ riêng phụ nữ. Ngày xưa ông bà ta thường có câu "gái ham tài, trai ham sắc" nên mỹ nhân kế thường dành cho phụ nữ nhưng thật ra cũng có thể dành cho nam.

Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận một trường hợp "mỹ nhân kế" là nam:

Theo Tây Thi truyện, thời điểm vào cung nước Việt, Tây Thi chỉ khoảng 14 tuổi và cô đã lọt vào mắt xanh của quan đại phu Phạm Lãi. Phạm Lãi chính là người đề ra mưu mỹ nhân kế để phá hoại nước Ngô và ông có nhiệm vụ đào tạo Tây Thi trở thành một gián điệp thân cận Phù Sai. Phạm Lãi phải thường xuyên gặp gỡ riêng Tây Thi để đảm bảo yếu tố bí mật và dạy dỗ cho người đẹp “trầm ngư” cách để tiếp cận, chiếm lấy sự tin yêu của Phù Sai một khi đã vào cung Ngô.

Tiếp xúc với một cô gái như Tây Thi đã làm Phạm Lãi nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, cả hai người đều hiểu sứ mệnh lịch sử nên họ dù hiểu tình cảm của nhau nhưng không thể làm điều gì quá giới hạn.

Thậm chí, nếu không vì tình yêu đặc biệt dành cho quan đại phu nước Việt thì chưa chắc Tây Thi đã chấp thuận sang Ngô như vật cống với sứ mệnh muôn vàn khó khăn, nguy hiểm cận kề.

Chính vì vậy, hậu thế cho rằng Tây Thi liều chết thi hành "mỹ nhân kế" vì nước Việt cũng do dính "mỹ nhân kế" của Phạm Lãi. Vì quá say đắm Phạm Lãi nên Tây Thi không ngại dầu sôi lửa bỏng nhảy vào nơi hang cọp, miệng hùm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại