Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt

THÁI BÌNH |

Bề mặt ván gỗ lim lát cầu đi bộ hạng sang ở TP Huế (Thừa Thiên - Huế) xuất hiện những vết rạn nứt chân chim và cả những vết nứt nhỏ kéo dài.

Liên quan đến công trình cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế, một số nguồn tin phản ánh việc những ván gỗ lim dùng để lát mặt cầu xuất hiện những vết rạn nứt chân chim khiến dư luận lo ngại về chất lượng của gỗ. Đặc biệt, hiện nay mùa mưa lũ ở Huế đang đến gần.

PV VTC News tìm đến công trình cầu đi bộ hạng sang nói trên để xác thực thông tin. Theo quan sát, rất nhiều ván gỗ được lát trên sàn cầu xuất hiện những vết rạn nứt chân chim ở bề mặt phía trên, một số tấm khác xuất hiện những đường nứt nhỏ nhưng kéo dài. Trong khi đó, một số ván gỗ chưa được lát lên mặt sàn cầu cũng xuất hiện những vết nứt.

Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 1.

Cầu đi bộ hạng sang lát gỗ lim ở Huế đang dần được hoàn thiện. (Ảnh: Nguyễn Vương).

Để làm sáng rõ vấn đề liên quan đến chất lượng của ván sàn gỗ lim ở công trình nói trên, PV VTC News liên hệ với ông Nguyễn Việt Bằng - Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án KOICA (chủ đầu tư công trình). Tuy nhiên, ông Nguyễn Việt Bằng từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại và yêu cầu PV lên Ban để làm việc.

"Anh làm việc thì về Ban làm việc, không nên làm việc qua điện thoại. Anh muốn làm việc chi thì về Ban sẽ có giám đốc còn tôi chỉ là phó thôi. Tất cả những vấn đề về chất lượng, anh cần thông tin gì thì tôi sẽ cung cấp thông tin cho báo", ông Nguyễn Việt Bằng nói.

Tuy nhiên, khoảng 16h30 ngày 17/8 PV VTC News tìm đến trụ sở Ban quản lý Dự án KOICA ở số 10 đường Lý Thường Kiệt (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhưng chỉ có duy nhất một chiếc xe máy dựng trước sân và không có bắt cứ nhân viên hay lãnh đạo Ban ở trụ sở.

Dưới đây là một số hình ảnh vết rạn nứt trên ván sàn gỗ lim ở cầu đi bộ do PV VTC News ghi nhận:

Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 2.
Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 3.

Ván gỗ đã lát lên mặt sàn cầu xuất hiện những vết rạn nứt chân chim ở bề mặt phía trên. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 4.
Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 5.
Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 6.

Rất nhiều ván gỗ lim ốp sàn cầu xuất hiện vết rạn nứt chân chim ở bề mặt phía trên.

Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 7.
Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 8.

Một số tấm xuất hiện những vết rạn nứt nhỏ nhưng kéo dài. (Ảnh: Nguyễn Vương).

Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 9.

Nhiều ván gỗ đang nằm chở để được lát lên mặt sàn cầu cũng xuất hiện những vết rạn nứt. (Ảnh: Nguyễn Vương).

Cầu đi bộ lát gỗ lim gây tranh cãi ở Huế: Mặt ván sàn xuất hiện vết rạn nứt - Ảnh 10.

Theo tiêu chuẩn Quốc gia về Ván sàn gỗ - Yêu cầu kỹ thuật do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, ván sàn gỗ không cho phép xuất hiện vết rạn nứt chân chim ở mặt trên và nứt hở thành vết ở các mặt. (Ảnh: Nguyễn Vương).

Theo Ban Quản lý dự án (BQLDA) KOICA, công trình cầu đi bộ lát gỗ lim nằm trong dự án thí điểm của dự án "Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và dự án thí điểm" do KOICA (Hàn Quốc) tài trợ. Cơ quan tư vấn thiết kế lập quy hoạch và dự án thí điểm là Viện nghiên cứu Han-A và Công ty Kỹ thuật Dohwa của Hàn Quốc.

Theo đó, trong quy mô tóm tắt dự án "Mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương, TP Huế" có cầu đi bộ, bến thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, chỉnh trang công viên Lý Tự Trọng, hệ thống giao thông (đường dạo nội bộ), hệ thống chiếu sáng và các hạng mục khác.

Thông tin BQLDA KOICA cung cấp, tổng kinh phí thực hiện dự án là 52,9 tỷ đồng, chi phí xây lắp 51,2 tỷ đồng. Trong đó, hạng mục cầu đi bộ rộng 4m, dài 400m được thiết kế bằng sàn bê tông cốt thép trên hệ cọc bê tông ly tâm D400; mặt trên sàn bê tông được lát mặt gỗ lim dày 5cm, liên kết với sàn bê tông cốt thép. Tổng diện tích lát sàn bằng gỗ lim là 2.438m2.

Dự toán tổng chi phí gỗ lim lát sàn cho cầu đi bộ là 5,14 tỷ đồng (bao gồm phần gỗ lim thành phẩm đã được xử lý (ngâm hóa chất, sấy...) và gia công, lắp dựng.

Theo hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn Hàn Quốc, nguồn gốc gỗ lim là nhập khẩu chính ngạch, hợp pháp từ Nam Phi, hoàn toàn không ảnh hưởng đến rừng và chủ trương của Chính phủ Việt Nam.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại