Trước khi đến với "bài học giá ngàn vàng" (cách ví chỉ sự quý giá) cho con người chúng ta, hãy xem câu chuyện về miếng ăn của 3 con chuột như thế nào, bạn nhé!
Từ miếng ăn đến câu chuyện đáng suy ngẫm của 3 con chuột
Một đêm nọ, có 3 con chuột cùng nhau lục đồ ăn trong một căn bếp nhỏ. Chúng đồng loạt reo mừng khi phát hiện một chum mỡ thơm ngon.
Điều không may là, những dòng mỡ béo ngậy, thơm lừng kia lại ở dưới đáy chum. Sự thèm muốn khiến chúng lao nhao lên. Con đầu đàn bỗng nghĩ ra một kế hay. Nó nói:
- Ba chúng ta sẽ nắm đuôi nhau tạo thành một chiếc thang dây đu xuống đáy chum và thay phiên nhau ăn phần mỡ ngon lành.
3 con chuột lên kế hoạch "đột kích" chum mỡ.
Hai con chuột còn lại nhanh chóng hưởng ứng sáng kiến của con đầu đàn. Tuy nhiên, khi nhìn lượng mỡ ít ỏi trong chum, sự đoàn kết ban đầu trở thành sự ích kỷ xâm chiếm cả 3 con.
Con chuột đầu đàn được đu xuống ăn đầu tiên. Nó nghĩ bụng: Mỡ thì ít mà phải chia cho hai đứa kia thì mình chả bõ dính răng. Kệ bọn chúng, mình cứ đánh chén no nê đã.
Con chuột thứ nhất không hay biết rằng, con chuột thứ hai cũng có những ý nghĩ "đen tối". Nó tự nhủ: Mỡ thì ít. Nhỡ may con chuột đầu đàn xuống trước và ăn hết sạch mỡ thì chẳng phải mình đang làm không công đấy ư? Có khi thả nó ra rồi nhảy xuống đánh chén no nê cho bõ thèm.
Cả hai con chuột đều có ý nghĩ ích kỷ và con chuột thứ 3 cũng không ngoại lệ. Nó hậm hực: Đợi hai con chuột kia xuống ăn thì mình làm gì còn phần, trong khi mình phải ở đây để làm "thân trâu ngựa" cho chúng ấy à? Tội gì! Thôi thì thả cả hai bọn chúng ra rồi nhảy xuống chén một bữa cho đã đã.
Ý nghĩ cùng đến khi lòng tham đang ngập tràn, cả 2 con chuột ở trên đều thả đuôi con chuột còn lại. Cuối cùng, 3 con chuột nhảy xuống chum mỡ thơm lừng, béo ngậy.
Chúng tranh nhau ăn cho đã cơn thèm. Khi cơn thèm và lòng ích kỷ được thỏa mãn, lúc này, ý chí chúng mới hoạt động trở lại.
Chúng nhận ra, toàn thân mình ướt đẫm và trơn trượt vì dính mỡ. Trong khi chum mỡ sâu như vậy thì làm sao thoát khỏi đây? Chúng sợ hãi rồi lao nhao lên.
Trước đó, chúng reo mừng vì phát hiện chum mỡ thơm lành thì bây giờ chúng la hét vì không thể thoát khỏi cái chum sâu hoắm.
Cả 3 con chuột đều nhận cái chết cay đắng.
Cuối cùng, một phần vì mất sức, một phần vì tuyệt vọng, cả 3 con chuột đều chết trong chum mỡ, một cách cay đắng!
Đôi lời cảm nhận
Nữ tiểu thuyết gia người Mỹ Louisa May Alcott (1832 - 1888) từng nói: "Phải hai hòn đá mới đánh được lửa". Thực vậy, để tạo được thành quả cần có sự chung tay xây dựng mà không một chút ích kỷ, tư lợi.
Câu chuyện về 3 chú chuột cho chúng ta thấy một trong những điều kiện tiên quyết của thành công trong một tập thể, đó là:
Đoàn kết là điều không thể thiếu trong một tập thể. Ngoài việc bản thân người lãnh đạo/quản lý có chuyên môn giỏi ra thì họ vẫn cần sự trung thực và tinh thần hết lòng vì nhân viên, công việc. Đó là điều kiện cần.
Còn sự lao động hăng say, có niềm tin vào lãnh đạo và đồng lòng vượt qua mọi thử thách mà không một chút tư lợi về bản thân của đội ngũ nhân viên chính là điều kiện đủ.
Hai điều kiện này rất cần thiết và tác động bổ trợ lẫn nhau. Thiếu một trong hai điều kiện, thành công có thể đến nhưng không bền lâu.
Có rất nhiều yếu tố để tạo nên sự thành công: Có mục tiêu rõ ràng, lao động nghiêm túc, có niềm tin và bổ trợ cho nhau. Và đoàn kết chính là kim chỉ nam cho một tập thể.
Ryunosuke Satoro (1892 - 1927), Học giả người Nhật Bản.
Bất kể ai, như 1 trong 3 con chuột trong câu chuyện trên, chỉ để ý đến lợi ích cá nhân mà xem nhẹ tập thể, bất chấp làm những việc tư lợi ích kỷ thì tự họ sẽ bị loại bỏ.
Những người không muốn giúp đỡ người khác thì như chiếc gương phản chiếu lại, họ cũng sẽ chẳng bao giờ nhận được cánh tay từ người khác. Mãi mãi chỉ cô độc trong sự hèn mọn.
Với những người biết nhìn xa, giúp người chính là giúp ta.