Câu chuyện thăng trầm đằng sau biểu tượng "con sâu" ít người biết của NASA

Trần Nam Sơn |

Một cuộc nội chiến giữa hai nửa NASA: Logo "con sâu" và logo "viên thịt".

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1974, Richard Danne và Bruce Blackburn, hai nhà thành lập của studio thiết kế Danne & Blackburn tại New York, đã đáp lại lời thỉnh cầu đầy cấp thiết: Tái thiết kế nhãn hiệu của NASA.

Nằm trong quy mô Kế hoạch Cải tiến Liên bang, đây là một hành động mang tính chất nỗ lực, đầy tham vọng để cải thiện cách nhìn của các cơ quan chính phủ về nhãn hiệu NASA mà hầu hết được đánh giá là "xấu".

Câu chuyện thăng trầm đằng sau biểu tượng con sâu ít người biết của NASA - Ảnh 1.

Ý tưởng logo của Danne và Blackburn dựa trên một từ ngữ hiện đại mà hiện nay ta đã biết đến với cái tên "con sâu", bởi hình dạng ngoằn ngoèo theo đường zigzag của nó. Logo sử dụng chữ nét dày, gợi nhớ đến những chiếc tên lửa hình nón bởi lược bớt thanh ngang của 2 chữ A.

Đây là điểm trọng tâm trong cuốn tài liệu tên "Hướng dẫn tiêu chuẩn về Đồ họa của NASA". Cuốn sách vạch ra cách sơn, in ấn logo và những phần còn lại của hệ thống đồ hoạ sao cho thật hoàn thiện trên tất cả mọi thứ từ tàu vũ trụ đến văn phòng phẩm.

Cuốn sách hướng dẫn gồm 90 trang, và hàng thập kỷ qua, NASA chỉ có một vài bản sao. Người ta đã chụp ảnh và đăng tải cuốn sách này rộng rãi trực tuyến, nhưng những bản gốc vẫn rất hiếm.

Hiện nay, cuốn sách này đang được Hamish Smyth và Jesse Reed, hai nhà thiết kế của văn phòng Pentagram ở New York, hy vọng sẽ biên soạn lại hoàn chỉnh với bìa cứng (79 USD tính cả phí vận chuyển).

Họ nói rằng cuốn tài liệu hướng dẫn sử dụng vẫn còn rất nhiều điều chúng ta nên học hỏi về thiết kế và xây dựng thương hiệu.

Câu chuyện thăng trầm đằng sau biểu tượng con sâu ít người biết của NASA - Ảnh 2.

Reed cho biết: "Tôi đã áp dụng các hướng dẫn, những gì tôi học được. Mặc dù được thiết kế 40 năm về trước nhưng thực sự cuốn sách vẫn rất thiết thực và quan trọng."

Trong suốt 40 năm, cuốn sách hướng dẫn của NASA đã trở thành một phần của lịch sử thiết kế đồ hoạ, cả về chất lượng kiến thức lẫn những câu chuyện ly kì xung quanh nó.

Danne và Blackburn đã nhận được sự ủy thác của NASA ngay trước khi "Con sâu" thay thế "Thịt viên" trong vai trò biểu tượng chính thức của cơ quan. Nhưng dù với thiết kế rất đẹp, rất nhiều nhân viên của NASA ghét nó dù đây là một thành công về mặt thiết kế đồ họa.

Câu chuyện thăng trầm đằng sau biểu tượng con sâu ít người biết của NASA - Ảnh 3.

Cho đến đầu những năm 1970, vấn đề thiết kế thường không được lưu tâm nhiều. Các biểu tượng thường có một vòng tròn với tên của cơ quan chạy quanh một hình minh họa bắt mắt, nhìn giống một chiếc huy chương.

Nhà thiết kế đồ hoạ Stephen Loges, làm việc cho NASA về cuốn tài liệu hướng dẫn cùng Danne & Blackburn từ giữa những năm 70 cho đến những năm đầu thập niên 80, đã nói: "Chúng như một mớ hỗn độn vậy. Mọi thứ đều xấu như nhau."

Chiếc logo đầu tiên của NASA, được gọi bằng cái tên hài hước là "Thịt viên", là một ví dụ hoàn hảo về mặt thẩm mỹ: một hình tròn nền xanh, chữ "NASA" viết bằng phông chữ Serif in đậm; chiếc tên lửa đỏ, cong một cách kì lạ bay qua các vì sao lấp lánh.

Đó là một mớ hỗn độn hòa với nhau bởi các tiêu chuẩn thiết kế đồ họa, khó tái sản xuất, khó khăn về quy mô, cổ xưa và thẳng thắn. Smyth nói:

"Tôi nghĩ rằng Thịt viên có một sự dễ thương dân giã, một cái nhìn hoài cổ và vô cùng cảm xúc. Nhưng tôi không nghĩ nó thích hợp với một cơ quan hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ."

Câu chuyện thăng trầm đằng sau biểu tượng con sâu ít người biết của NASA - Ảnh 4.

Dù vậy, người ta vẫn thích nó. Biểu tượng hình quả bóng thịt mang lại cảm giác thân quen như một nhân vật hoạt hình quen thuộc vậy. Nhà sử gia chính của NASA, Bill Barry, nói:

"Tuổi thơ tôi gắn liền với món thịt viên, vì vậy tôi cảm thấy có tình cảm với nó. Và rất nhiều người gắn bó NASA đến bây giờ cũng có chung suy nghĩ ấy với tôi."

Vì vậy, khi Con sâu ra mắt vào giữa những năm 70, nó đã gặp không ít những ý kiến trái chiều.

Không sử dụng đồ họa rực rỡ, "Con sâu" khó có thể được bán cho một tổ chức đầy kỹ sư, những người không thể không quan tâm đến những hình khối và sự hài hòa màu sắc.

Song, Danne, Blackburn và Loges đã dành cả thập kỷ tiếp theo cho cuốn cẩm nang "Hướng dẫn tiêu chuẩn về Đồ họa của NASA" này.

Cuối cùng, họ hoàn thiện 90 trang hướng dẫn thiết kế để giải thích cách áp dụng các yếu tố đồ hoạ trong rất nhiều tình huống. Loges nói: "Tôi viết cuốn sách cho những người không biết một điều gì về thiết kế có thể đọc được."

Cuốn sách hướng dẫn sử dụng vô cùng chi tiết, từ việc kiểu chữ để ở đầu trang và đầu thư là Helvetica cỡ trung bình, cho đến vị trí đặt logo trên xe sao cho phù hợp (ngay bên dưới và bên trái tay lái ở phía lái xe).

Bởi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết, cuốn cẩm nang đến giờ vẫn được xem là một ví dụ điển hình về hệ thống đồ họa.

Câu chuyện thăng trầm đằng sau biểu tượng con sâu ít người biết của NASA - Ảnh 5.

Cho dù với sắc thái hoàn hảo, Con sâu dường như phải chịu số thất bại. Vào tháng 5 năm 1992, Huyền thoại Dan Goldin, quản trị viên mới được bổ nhiệm của NASA, đã tới Trung tâm Nghiên cứu Langley. Ông nhận ra logo Thịt viên vẫn còn đang được treo.

Nhà sử học Barry nói: "Họ chưa từng thực sự gỡ bỏ "miếng thịt". Và họ đã mất một khoảng thời gian rất dài để có thể bắt đầu gắn logo mới lên tòa nhà."

NASA rơi vào tình trạng trầm trệ ở thời điểm đó. Goldin nhận ra thời cơ, anh hỏi George Abbey - trợ lý đặc biệt của anh ta và Paul Holloway - giám đốc của Langley, là có thể tái phục logo Thịt viên được không.

Vậy là NASA đã từ bỏ Con sâu và treo Thịt viên ngay vào ngày hôm sau. "Cho đến sáng thứ Sáu, Con sâu đã thua cuộc, và Thịt viên đã trở lại", Holloway tự hào kể lại trên trang web NASA chính thức của mình.

Mặc dù Con sâu vẫn còn được gắn trên kính thiên văn Hubble (ra mắt vào năm 1990) và tàu con thoi Enterprise, NASA đã cố gắng thực hiện sự tái phục thật nhanh chóng.

"Việc tráo đổi này đã bắt đầu cuộc khởi nghĩa để tìm lại nhãn hiệu cũ. Goldin đã gài một cái huy hiệu Thịt viên mà ông mượn được. Trong bài phát biểu của mình với nhân viên, biểu tượng thịt viên được gắn liền với bài giảng."

Lần này, logo lại được NASA yêu thích còn các nhà thiết kế thì ghét. Loges nói: "Đây không phải là sự hướng đến tương lai. Đây là đã trở lại quá khứ!"

Câu chuyện thăng trầm đằng sau biểu tượng con sâu ít người biết của NASA - Ảnh 6.

Vẽ sâu lên thân tàu.

Và Danne, như bạn có thể tưởng tượng, khó có thể chấp nhận được. Mười bảy năm không hẳn đã trở nên vô ích, nhưng ông đã hy vọng logo được ra mắt nhiều lần hơn.

"Đó là một phần không thể tránh trong cuộc chơi và bạn khó có thể làm được gì để thay đổi điều đó", ông viết trong hồi ký của mình vào năm 2011. "Nhưng hổi tưởng lại dự án đó, nó vẫn là một vết đau khó quên."

Đến nay, ông đã có một cái nhìn thoáng hơn. "Tôi không chắc chắn, nhưng có lẽ chương trình này được tôn trọng hơn vì bị hủy bỏ", ông nói. Giống như những người nhạc sĩ và nhà văn, con sâu đã có khoảnh khắc tỏa sáng.

Mặc dù chiếc logo đã nghỉ hưu trong thời gian dài nhưng ông vẫn nhận được email mỗi tuần, thường là từ sinh viên, mong muốn thảo luận về thiết kế con sâu này. "Họ dường như hiểu được giá trị của nó. Quá khứ là cánh cửa của tương lai", ông nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại