Câu chuyện nữ nhà báo 10 ngày điều tra trong nhà thương điên, đáng sợ đến nỗi được chuyển thể thành phim

SKYE |

Không chỉ nổi tiếng với hành trình 72 ngày đêm quanh thế giới, nữ nhà báo người Mỹ Nellie Bly còn được biết đến qua phóng sự điều tra 10 ngày trong nhà thương điên - một trong những người đầu tiên trong thể loại báo chí điều tra.

"Trong những năm 1900, các bệnh nhân được gửi tới trại thương điên Lunatic dành cho phụ nữ thường bị đánh đập, trói lại và bị dìm trong nước lạnh ngắt.

Không chỉ vậy, những bệnh nhân không may bị gửi vào đây còn phải ăn những loại thức ăn ôi thiu, bánh mì dai nhách, thịt thiu, canh đục ngầu hay uống nước bẩn. Lượng bệnh nhân lúc nào cũng đông gấp đôi sức chứa của cơ sở. Sống chung với họ là rán, chuột chạy nhảy suốt cả ngày".

Đó là những trải nghiệm của nhà báo người Mỹ Elizabeth Cochran Seaman, hay còn được biết đến với bút danh Nellie Bly. Bà đã có cuộc điều tra 10 ngày tại trại thương điên Lunatic dành cho phụ nữ sau khi nghe được những lời đồn đại về việc tra tấn, đánh đập bệnh nhân ở đây.

Trại thương điên này được đặt tại đảo Blackwell, hay giờ đây được gọi bằng cái tên đảo Roosevelt. Theo lời kể của Nellie, bất cứ người nào vào đây, có bệnh hay không có bệnh cũng sẽ bị hành hạ, tra tấn và thậm chí trở nên điên loạn.

Câu chuyện nữ nhà báo 10 ngày điều tra trong nhà thương điên, đáng sợ đến nỗi được chuyển thể thành phim - Ảnh 1.

Khung cảnh trại thương điên Lunatic.

Vào thế kỷ 19, phụ nữ ít có tiếng nói hơn trong xã hội. Họ không có nhiều cơ hội và quyền đưa ra quan điểm, ý kiến của mình. Phụ nữ thường phải ở nhà, chăm chồng con, làm công việc nhà hay những việc vặt khác.

Bà Nellie sinh ra trong một gia đình công nhân bình thường tại bang Pennsylvania. Là một người thích viết văn, Nellie đã góp phần khẳng định tiếng nói của phụ nữ, bóc trần những bất công đối với phụ nữ thời bấy giờ.

Dù phụ nữ gần như không có cơ hội làm các công việc dành cho nam giới, Nellie đã có cơ hội theo đuổi sự nghiệp báo chí sau khi gửi một lá thư tới tổng biên tập tờ Pittsburgh Dispatch, chỉ trích một bài báo mang tên "Con gái thì giỏi cái gì được".

Sau khi đọc những lời phàn nàn của bà, tổng biên tập George Madden đã vô cùng ấn tượng và mời người phụ nữ về tòa soạn báo làm việc. Kể từ đó, bà có bút danh "Nellie Bly".

Câu chuyện nữ nhà báo 10 ngày điều tra trong nhà thương điên, đáng sợ đến nỗi được chuyển thể thành phim - Ảnh 2.

Chân dung nữ nhà báo nổi tiếng Nellie Bly.

Là cây bút chuyên về các vấn đề quyền phụ nữ, bà Nellie tập trung bóc trần những bất công với phụ nữ, điều tra những nơi làm việc, khu vực xâm hại quyền phụ nữ.

Tuy nhiên, sau khi tổng biên tập chuyển bà tới chuyên mục đời sống, chuyên viết về những thứ vặt vãnh như nấu nướng, bí quyết làm vườn... bà quyết định nghỉ việc và chuyển đến New York. Vài tháng thất nghiệp trôi qua, bà được nhận vào làm việc tại tờ New York World.

Đây là lúc bà bắt đầu thiên phóng sự nổi tiếng của mình: Điều tra về những tin đồn xoay quanh trại thương điên Lunatic. Nellie chấp nhận thử thách này, giả vờ bị điên để được đưa vào đây trong 10 ngày.

Trong 10 ngày ở trong nhà thương điên, Nellie cho biết những câu chuyện về việc bệnh nhân bị đánh đập, trói lại, bị dội nước lạnh vào người là hoàn toàn có thật. Những cô gái phải ngồi trên ghế cứng suốt nhiều tiếng đồng hồ trong điều kiện tay chân bị trói.

Bệnh nhân cũng bị bắt ăn những thứ thức ăn ôi thiu, thịt bò thiu, bánh mì cứng như đá và uống nước bẩn. Điều kiện sống thực sự tồi tàn và không khác gì địa ngục trần gian: những căn phòng tràn ngập chất thải và gián chuột, y tá cư xử hợm hĩnh, hách dịnh và bạo lực, không khí u ám lởn vởn quanh các căn phòng.

Câu chuyện nữ nhà báo 10 ngày điều tra trong nhà thương điên, đáng sợ đến nỗi được chuyển thể thành phim - Ảnh 3.

Nhà thương điên này giờ đã bị bỏ hoang.

Nellie phát hiện ra rằng đa số những người phụ nữ được đưa tới đây không hoàn toàn bị điên. Nhiều người bị đưa vào đây chỉ bởi vì họ quá nghèo hay không nói tốt tiếng Anh.

Nellie kể rằng nhiều bệnh nhân cũng tìm cách trốn thoát bằng cách nói với những người thăm viếng việc họ bị đánh đập, bạo hành. Tuy nhiên, các bác sĩ không tin họ và nói họ bị điên. Cuối cùng, hình phạt cho họ là những chuỗi ngày tra tấn dai dẳng hơn.

Sau 10 ngày giả vờ bị điên, luật sư của tờ New York World đã đến để đưa bà Nellie thoát ra ngoài. Câu chuyện của bà đã được chia sẻ trong cuốn tiểu thuyết mang tên "10 ngày trong trại điên".

Câu chuyện nữ nhà báo 10 ngày điều tra trong nhà thương điên, đáng sợ đến nỗi được chuyển thể thành phim - Ảnh 4.

Câu chuyện nữ nhà báo 10 ngày điều tra trong nhà thương điên, đáng sợ đến nỗi được chuyển thể thành phim - Ảnh 5.

Câu chuyện nữ nhà báo 10 ngày điều tra trong nhà thương điên, đáng sợ đến nỗi được chuyển thể thành phim - Ảnh 6.

Những bức hình được chụp lại, tái hiện những điều mô tả trong cuốn sách của bà Nellie Bly.

Cuốn sách của Nellie Bly đã khiến nổ ra nhiều tranh cãi, đồng thời gióng lên hồi chuông về vấn đề an toàn cho bệnh nhân trong bệnh viên. Chính phủ cũng đã vào cuộc điều tra và kể từ đó, chất lượng trong trại thương điên Lunatic đã được cải thiện rõ rệt.

Kể từ đó, danh tiếng của bà Nellie lan ra toàn cầu. Bà trở thành một hình mẫu cho nữ quyền, một nhà hoạt động tích cực vì quyền phụ nữ. Những năm sau đó, bà tiếp tục viết về nghèo đói, chính trị và các vấn đề của phụ nữ.

Câu chuyện của người phụ nữ này sau đó đã được lên thành bộ phim kinh dị "American Horror Story" phần 2 (Tạm dịch: Câu chuyện kinh dị Mỹ) và được khoác thêm màu sắc kinh dị, u ám.

Câu chuyện nữ nhà báo 10 ngày điều tra trong nhà thương điên, đáng sợ đến nỗi được chuyển thể thành phim - Ảnh 7.

Cuốn sách của bà Nellie Bly về 10 ngày trong trại thương điên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại