Niềm vui tuổi già
Cao Thanh Đà là ông lão đã ngoài 80, sống ở làng Thuỵ Xương, huyện Thái Thuận, tỉnh Ôn Châu Trung Quốc. Ông chưa từng kết hôn nên suốt hơn 40 năm, ông sống một mình trong căn nhà cũ nát. Dù thỉnh thoảng các cháu trong họ đến thăm nom, nhưng vẫn không thể khỏa lấp được sự cô đơn của ông lão.
Năm 2003, hay tin ở thôn bên cạnh có con lợn to đẻ được liên tiếp mấy lứa nên ông tính mua một con lợn con về nuôi, cũng gọi là kiếm việc gì đó để làm cho qua ngày qua tháng. Hơn nữa, cứ nuôi đó để làm thịt đãi cháu chắt trong họ cũng là ý kiến hay.
Đàn lợn con. Hình ảnh: Baijiahao
Lúc đó, trong cái chuồng lợn hôi hám, có một con lợn nặng 30kg cứ chạy về phía ông và liên tục kêu nên lão Cao đã quyết định mua nó về.
Từ đó, trong căn nhà hiu quạnh lại xuất hiện thêm thành viên mới. Ông lão chăm sóc con lợn như thể con ruột của mình, nào là phòng ở sạch sẽ nào là thức ăn thịnh soạn. Thậm chí, nó còn là người bạn tri kỷ để lão Cao trút bầu tâm sự khi uống rượu.
Con lợn này quả thật rất nghe lời, khi ông lão cằn nhằn thì nó nằm lăn ra đất, im lặng lắng nghe, khi ông già nói chuyện thì ậm ừ đáp lại, vì nó mà ông đã thay đổi tính nết cau có và cục cằn của mình. Dần dần tính tình của ông trở nên vui vẻ và hòa đồng.
Chú lợn lớn nhanh như thổi. Hình ảnh: Baijiahao
Có 1 điều vô cùng kì lạ là con lợn này lớn nhanh như thổi, chỉ trong vài tháng đã nặng đến 250kg.
Cháu trai trong họ thân thiết nhất với ông là Cao Diệc Can lại vô cùng bức xúc với con lợn này nên đã đề xuất việc mổ con lợn làm thịt như mục đích ban đầu của ông lão.
Nhưng ngay khi mọi người đang cầm dây trói chân, con lợn lại trầm lặng nhìn thẳng vào lão Cao, và những giọt nước mắt từ từ rơi. Thấy vậy, ông lão hối hận đuổi cổ nhóm người ở lò mổ và cãi nhau với người cháu trai thân thiết.
Vua lợn
Sau đó, dưới sự chăm sóc cẩn thận và yêu thương của ông, chưa đầy hai năm trọng lượng của con lợn đã vượt qua 400kg.
Lão Cao và con lợn. Hình ảnh: Baijiahao
Chứng kiến cảnh người chú của mình dành hết tiền tiết kiệm để nuôi lợn, Cao Diệc Can đã họp với mấy anh em trong tộc để cùng nhau làm công tác tư tưởng cho ông lão và bắt ép ông bán con lợn thay vì đưa vào lò mổ. Đương nhiên, ông lão nhất quyết không đồng ý.
Đến năm 2007, nó đã nặng 900kg, tương đương gần một tấn, dài hơn 2m và cao 1,25m, thực sự là một con lợn khổng lồ. Người dân trong làng cho rằng điều đó thật khó tin và đặt cho nó một cái tên - "Vua lợn".
Quá bực tức, Cao Diệc Can dở chiêu bài khóc lóc đáng thương rằng cậu ta mong muốn được đi học trên thành phố nhưng thiếu tiền nên muốn lão Cao bán con lợn để cho cậu vay mượn. Vì tình nghĩa ruột thịt và suốt bao nhiêu năm qua, chỉ có đứa cháu trai này là quan tâm săn sóc ông nên ông cũng cắn răng mà bán con lợn đi.
Du khách khắp nơi đổ về thăm thú "Vua lợn". Hình ảnh: Baijiahao
Từ ngày con lợn bị bán đi, tinh thần của ông lão héo hon đi nhiều. Mọi người thường nhìn thấy lão Cao ngơ ngác ngồi trên cây cầu gần làng.
Tuy nhiên sau đó, người mua lợn đã đưa nó trở về thị trấn, bởi một ông già đáng kính trong tộc nói rằng: "Con lợn to như vậy, chắc chắn nó đã có linh tính giống con người rồi, không thể tùy tiện giết mổ ăn thịt được." Thế nên họ đã quyết định đưa "Vua lợn" lên chùa Liên Phong để các chú tiểu chăm sóc.
Kể từ đó, trọng lượng và danh tiếng của "vua lợn" không ngừng tăng lên. Nhiều du khách từ khắp nơi còn đổ về chỉ để thăm thú "vua lợn". Đồng thời, cũng có không ít kẻ giàu, vì tò mò mà bỏ ra rất nhiều tiền để mua "vua lợn". Nhưng dân làng và trụ trì đều coi "vua lợn" là báu vật, nên không đồng ý bán hay giết mổ.
Vua lợn với kích thước khổng lồ. Hình ảnh: Baijiahao
Một con lợn bình thường chỉ nặng khoảng 150 - 250kg, nhưng thân hình "vua lợn" nặng cả tấn, các cơ quan nội tạng của nó phải chịu một gánh nặng lớn dưới trọng lực. Đến năm 9 tuổi thì thể chất của nó đã bước vào giai đoạn bị thoái hóa dần.
Đầu tháng 6/2012, sư Thái, người chịu trách nhiệm chăm sóc vua lợn, phát hiện vua lợn ngày nào cũng nằm dưới đất, lười di chuyển, thậm chí không muốn cúi xuống máng để ăn.
Cán bộ Chi cục Thú y đến kiểm tra cho biết, vua lợn bị sức nặng của chính mình đè lên, sức lực của đôi chân không thể chống đỡ được cơ thể nặng nề nên bắt buộc phải giảm cân.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã quá muộn, cơ thể vua lợn ngày càng suy giảm, ăn uống kém dần, đến ngày 26/6 thì hầu như không ăn được gì. Đến khoảng 5 giờ sáng hôm sau, sư Thái phát hiện "vua lợn" mắt nhắm chặt, bất động.
Vua lợn qua đời và lễ tụng kinh. Hình ảnh: Baijiahao
Cơ thể khổng lồ của vua lợn từng là lá bùa hộ mệnh để bảo vệ nó khỏi cái chết, nhưng cuối cùng nó lại trở thành thứ giết chết nó.
Sáng 27, hơn chục người dân trong làng đổ xô vào chùa để tắm rửa, kỳ cọ cho vua lợn, đồng thời kéo cả xe đá lớn để chườm cho xác không bị thối rữa.
Có người đến làm một chiếc "quan tài pha lê" bằng thủy tinh và các thanh kim loại, đặt vua lợn vào bên trong, nhiều người khi nghe tin đã mang hoa đến rải xung quanh, các vị sư trong chùa cũng cùng nhau đọc kinh để siêu thoát cho con lợn.
Vua lợn qua đời. Hình ảnh: Baijiahao
Sau khi bàn bạc, dân làng đã chọn một nơi có phong thủy đẹp trên núi phía sau chùa để dựng tượng đài an táng vua lợn để du khách sau này đến tham quan và tưởng niệm.