Câu chuyện ly kỳ về việc Nguyễn Nhạc giả "người trời" thu phục binh lính

Nhật Minh |

Dựa vào tài năng cá nhân, khả năng sáng tạo, Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc đã giả "Người Trời" thu phục binh lính người Thượng.

Thủa hàn vi khởi nghĩa, anh em nhà Tây Sơn gặp nhiều khó khăn về địa bàn đứng chân, vũ khí và chiêu binh tuyển mã. Dựa vào tài năng cá nhân, khả năng sáng tạo, Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc đã giả "Người Trời" thu phục binh lính người Thượng. Lực lượng này được đào tạo thành nòng cốt cho phong trào khởi nghĩa nông dân.

Người Anh cả họ Nguyễn ở Tây Sơn

Câu chuyện ly kỳ về việc Nguyễn Nhạc giả người trời thu phục binh lính - Ảnh 1.

Chân dung Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc tại Bảo tàng Quang Trung

Nguyễn Nhạc hay còn có tên là Nguyễn Văn Nhạc, hoàng đế đầu tiên của nhà Tây Sơn (Thái Đức hoàng đế). Ông sinh năm 1743, mất năm 1793, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788.

Từ năm 1789 đến khi mất, ông từ bỏ đế hiệu để trao lại binh quyền cho em trai là Quang Trung hoàng đế, thay tước hiệu thành Tây Sơn vương. Trong những ngày đầu khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc hoàng đế có vai trò chủ chốt trong các trận đánh, cũng như chiến lược chiến thuật của đại cuộc.

Không những có tài cầm quân trên chiến trường, trong chính trị, để thu phục các lực lượng, bổ sung cho công cuộc khởi nghĩa chống lại các chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc cũng thể hiện tư duy cấp tiến hơn người thường. Nhờ những "nghệ thuật chính trị" ông từng bước gia tăng thế lực cho họ Nguyễn ở Tây Sơn và giành thắng lợi, lật đổ chúa Nguyễn.

Giả trời dùng giỏ bội gánh nước dưới suối

Trong quá trình chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã dựa vào dãy núi Tây Sơn (thuộc Ấp Tây Sơn, gồm có Tây Sơn thượng, Tây Sơn trung và Tây Sơn hạ) để rèn luyện vũ khí, tuyể mộ quân lính.

Câu chuyện ly kỳ về việc Nguyễn Nhạc giả người trời thu phục binh lính - Ảnh 2.

Giỏ tre

Bấy giờ, lực lượng của các bộ lạc trên vùng Tây Sơn đều đi theo ba anh em họ Nguyễn khởi nghĩa, tuy nhiên những người Thượng ở vùng An Khê lại không phục và từ chối tham gia nghĩa quân. Họ Nguyễn xác định lực lượng người Thượng sẽ có vai trò quan trọng trong công cuộc khởi nghĩa, chính vì vậy cần phải tìm cách thu phục cho bằng được.

Theo Quách Tấn, để chứng minh Tây Sơn là một quân đoàn ưu vượt do "Người Trời" phái xuống cứu giúp mọi người, anh cả của cuộc khởi nghĩa – Nguyễn Nhạc đã dùng giỏ bội (một loại đồ đựng được đan bằng tre, nứa, mây và có kẽ hở khá lớn đủ để đựng vật trong đó, loại này thường dùng đựng gia súc loại nhỏ và gia cầm) gánh nước từ dưới suối mang lên núi cho người Thượng chứng kiến.

Nguyễn Nhạc dùng một đôi giỏ bội mới, tiếp đó dùng giấy bồi (giấy dày gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau), lấy dầu bôi kín rồi khéo léo đặt vào trong lòng giỏ. Mỗi buổi sớm, ông lại mang đôi giỏ đã làm xuống suối gánh nước.

Người Thượng đứng xa xa nhìn lại thấy nước không chảy ra các lỗ giỏ đều kinh ngạc, có người cho rằng Nguyễn Nhạc là kỳ nhân trên trời. Tuy nhiên, viên chúa đứng đầu người Thượng cho rằng họ Nguyễn sử dụng phép lạ, không phải "Người Trời" hay đế vương.

Giả trời thu phục bầy ngựa hoang

Để kiểm chứng danh phận "Người Trời" của họ Nguyễn, chúa người Thượng đã nghĩ ra một kế độc đáo và khôn ngoan. Trên núi lúc đó có một bầy ngựa rừng, hễ thấy bóng người là chạy trốn, chúa Thượng nói với Nguyễn Nhạc nếu gọi được bầy ngựa ấy chạy lại phía con người thì mới tin là "Người Trời".

Theo các ghi chép trên vùng đất Tây Sơn, Nguyễn Nhạc quay về tìm mua một con ngựa cái tơ tốt, dạy dỗ, huấn luyện bài bản, chỉ cần nghe tiếng hú của chủ thì chạy lại. Khi con ngựa cái đã thuần thục được đem thả vào rừng cùng với bầy ngựa hoang trước đó. Thấy ngựa tơ mới, đám ngựa rừng vây quanh "ve vãn" và luôn kèm cặp bên cạnh khi ăn, chạy rông.

Đột nhiên, Nguyễn Nhạc huýt sáo, gọi ngựa về, bầy ngựa rừng thấy ngựa cái chạy cũng chạy theo, song vừa thấy bóng người lại sợ hãi quay lại rừng. Chạy được một khoảng cách đủ xa, bầy ngựa nhìn lại thấy ngựa cái vẫn đứng với người thân mật, thì đứng hẳn lại ngó. Nguyễn Nhạc lấy cỏ mang cho ngựa cái ăn sau đó ra về, bầy ngựa rừng thấy vậy cũng kéo nhau lại ăn cỏ.

Câu chuyện ly kỳ về việc Nguyễn Nhạc giả người trời thu phục binh lính - Ảnh 3.

Bầy ngựa hoang

Ngày tiếp theo, Nguyễn Nhạc lại đến gọi ngựa cái ra cho ăn cỏ, bầy ngựa rừng thấy người đó không làm hại giống loài của mình nên đã lần lần tiến gần làm quen. Việc này sau đó được lặp đi lặp lại cho thuần thục. Khi chuyện đã ổn, anh cả họ Nguyễn tìm đến chúa người Thượng và hẹn thời gian, địa điểm gọi ngựa rừng về.

Kỳ hẹn đã đến, Nguyễn Nhạc cùng chúa người Thượng và một ít tùy tùng tinh nhuệ đến núi Hiển Hách (thuộc ấp Tây Sơn). Nguyễn Nhạc đứng giữa hai tảng đá lớn và yêu cầu mọi người núp sau tảng đá lớn và giữ im lặng. Một việc đã xong, ông huýt sáo. Nghe tiếng chủ, ngựa cái từ trong rừng sâu nhanh chóng chạy ra.

Cùng lúc, bầy ngựa rừng cũng chạy theo. Nguyễn Nhạc tiếp tục lấy cỏ cho ăn. Vì đã quen người trong một thời gian, bầy ngựa rừng không chút sợ hãi mã đứng ăn ngon lành. Nguyễn Nhạc tiến gần vuốt ve ngựa cái rồi cả đàn ngựa rừng, từ con này sang con khác.

Vì thấy ngựa cái đứng ăn cỏ và cho vuốt ve, cả bầy ngựa rừng cũng yên tâm ăn cỏ. Người thượng thấy vậy tin rằng lực lượng Tây Sơn chính là "Người Trời" nền thuần phục và đi theo cuộc khởi nghĩa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại