Nhiều người cho rằng bản thảo Voynich chỉ là trò lừa bịp công phu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí PloS One (Mỹ) cho thấy bản thảo này có thể chứa đựng một thông điệp đặc biệt do các nhà khoa học đã tìm được mẫu chữ của ngôn ngữ kỳ lạ.
Họ tin rằng nếu giải đáp được ngôn ngữ thì ý nghĩa từ cuốn sách sẽ dần lộ diện.
Sự xuất hiện bất ngờ
Cuốn sách được mang tên Voynich, tên của một nhà buôn sách cổ.
Bằng phương pháp đo phóng xạ carbon-14 (C-14), các nhà khoa học đã xác định được tuổi đời thật sự của cuốn sách bí ẩn.
Cuốn sách có niên đại vào đầu những năm 1400 nhưng đột nhiên biến mất một cách bí ẩn cho đến năm 1912, một nhà buôn sách cổ là Wilfrid Voynich đã mua được nó cùng một số ấn phẩm đã qua sử dụng ở Ý.
"Bản thảo Voynich" đã qua tay rất nhiều chủ nhân giàu có.
Trong cuốn sách còn có một bức thư viết năm 1666 hé lộ "góc khuất" về sự ra đời của cuốn sách. Người từng sở hữu cuốn sách này là hoàng đến La Mã Rudolph II, một ông vua rất mê sưu tập cổ vật. Ông đã tới Prague (Cộng hòa Czech) và mua cuốn sách với giá "khủng" là 3,5 kg vàng.
Sau khi hoàng đế Rudolph II qua đời, cuốn sách rơi vào tay nhiều nhà quý tộc, thương nhân, học giả và bỗng nhiên biến mất vào thế kỷ XVII trước khi thuộc quyền sở hữu của Wilfrid Voynich.
Từ đó, cái tên "Bản thảo Voynich" được đặt cho cuốn sách. Sau này, khi Voynich chết, cuốn sách được đem tặng cho Đại học Yale, Mỹ.
Cuốn sách bí ẩn và hành trình giải mã
Cuốn sách được viết trên chất liệu da thuộc có nhiều hình vẽ kỳ lạ. Cây trong hình giống như một loại thảo dược nhưng các nhà khoa học chưa xác định được sự tồn tại của nó trong lịch sử.
Cuốn sách có khổ 23.5 x 16,2 x 5cm, gồm 250 trang bằng da thuộc, chứa rất nhiều hình vẽ vật thể như cây cối, thiết bị thí nghiệm cổ xưa, ký hiệu chiêm tinh liên quan đến nhiều lĩnh vực giống như y khoa, sinh học, hóa học, vũ trụ…
Nhiều hình vẽ chiêm tinh khó hiểu cũng có trong cuốn sách bí ẩn.
Tuy nhiên, tất cả các loại cây được vẽ trong cuốn sách dường như không tồn tại trên địa cầu, bởi giới khoa học chưa xác định được danh tính của bất kỳ cây nào trong số chúng. Một số cây có lá và rễ rất kỳ lạ. Những hình vẽ về các thí nghiệm cũng rất kì quái và khó hiểu.
Hình vẽ về thiên văn và những ghi chú chữ viết chưa từng nhìn thấy bao giờ.
Theo ông Greg Hodgins, một chuyên gia về hóa học và khảo cổ học của Đại học Arizona ở Mỹ nhận định: "Chẳng ai biết nội dung bản thảo Voynich, song có vẻ như nó bao gồm nhiều chủ đề liên quan tới hóa học."
Điều đặc biệt là tuy chỉ là một bản thảo chép tay, song các khoa học khẳng định không có bất cứ một lỗi chính tả hay gạch xóa trong bản thảo Voynich. Điều này minh chứng tác giả của cuốn sách đã rất cẩn thận và suy ghĩ kỹ lưỡng trước khi đặt bút viết.
Hình vẽ và chữ viết khiến các nhà khoa học và ngôn ngữ học phải bó tay.
Nhưng ngôn ngữ của bản thảo Voynich là những ký tự được mã hóa khó đọc nhất trên thế giới. Nhiều nhà ngôn ngữ học rất thành công trong việc giải mã những ngôn ngữ cổ xưa, nhưng cũng phải bó tay về thứ chữ viết bí ẩn này.
Các nhà khoa học hy vọng công nghệ trong tương lai sẽ giúp giải mã cuốn sách.
Do đó, tranh cãi về ý nghĩa thực sự của cuốn sách đã kéo dài suốt một thời gian dài và giới khoa học coi đây là một trong những cuốn sách bí ẩn nhất trên thế giới.
Mặc dù mọi nỗ lực giải mã dường như "đi vào ngõ cụt", nhưng các nhà khao học vẫn kỳ vọng công nghệ tiên tiến trong tương lai sẽ giúp hé mở thông điệp kỳ bí từ bản thảo Voynich.
(Nguồn tham khảo:Livescience, sciencealert, wiki)