Tấm gương ma thuật có bề mặt khá gồ ghề nhưng bằng mắt thường, mọi người gần như không thể nhận ra được.
Ở mặt sau, gương có khắc một số hoa văn và họa tiết thần bí. Điều đặc biệt ở đây là, khi có ánh sáng chiếu lên mặt gương thì mọi hoa văn và họa tiết ở mặt sau gương đều hiện rõ lên mặt trước của gương.
Himiko - một nữ hoàng pháp sư bí ẩn của Yamataikoku, một vùng của nước Yamato cổ đại.
Ở Nhật, người ta tin rằng, những tấm gương này giúp gợi lên trong tâm trí chủ nhân hình ảnh về các sinh vật thần thoại hay những thầy phù thủy. Ryu Murakami, người đứng đầu hội đồng quản trị viện bảo tàng cho biết:
"Một ai đó đã phát hiện ra hiện tượng bí ẩn này và cố ý tạo ra những tấm gương tương tự. Tôi tin chắc rằng, chúng có một mối liên hệ nào đó với tín ngưỡng thờ phụng mặt trời".
Tấm gương thí nghiệm thuộc loại gương "Sankakubuchi Shinjukyo "(gương hình tam giác có viền hình các vị thần và động vật).
Tấm gương gốc ở Bảo tàng quốc gia Kyoto được cho là thuộc sở hữu của Nữ Hoàng Himiko.
Tấm gương ma thuật này được gọi là gương Himiko. Nó thuộc quyền sở hữu của Himiko, một vị nữ hoàng có phép thuật cai trị vương quốc Yamatai vào thế kỉ thứ 3 sau công nguyên.
Tấm gương được phát hiện tại ngôi mộ Higashinomiya ở Aichi, Nhật Bản và có một mối liên hệ mật thiết với nữ hoàng.
Bởi vì, khi được phát hiện cùng với một vài tấm gương đồng khác trong ngôi mộ, chúng đều được khắc con số 239 - năm mà một vị hoàng đế Trung Hoa tặng 100 tấm gương đồng cho sứ giả của nữ hoàng.
Tấm gương hiện đại được mô phỏng dựa theo những tấm gương đồng thiêng thời cổ xưa- nhưng không có phép thuật.
Theo tiêu chuẩn ngày nay, đây là một tặng phẩm kỳ lạ, nhưng tại thời điểm đó, gương chính là một lễ vật có giá trị cao và được sử dụng để xây dựng và củng cố liên minh chính trị.
Tư liệu về Nữ hoàng Himiko không được ghi chép lại trong lịch sử sơ khởi của Nhật Bản. Những thông tin về vị nữ hoàng này chỉ được tìm thấy trong một văn bản lịch sử Trung Quốc ở cuối thế kỉ thứ ba.
Văn bản này có tên là "Tam Quốc Chí" và được biên soạn vào khoảng năm 290 sau công nguyên. Đây là một trong những sử liệu chính thức và đáng tin cậy nhất của Trung Quốc.
Mặc dù sự tồn tại của Nữ hoàng Himiko và vương quốc Yamatai đã được thừa nhận, nhưng địa điểm lãnh địa Yamatai vẫn còn mơ hồ và cho đến ngày nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.
Quang cảnh Nữ hoàng Himiko nhận tấm gương ma thuật tiên tri của mình.
Quay trở lại với gương ma thuật, Murakami đã nghiên cứu các thuộc tính của gương Himiki bằng cách sử dụng một máy in 3D để sản xuất các bản sao.
Ngoài ra, một điều đáng lưu ý đó là hình ảnh của những thầy phù thủy và các sinh vật thần thoại cũng được khắc lên mặt sau tấm gương. Đồng thời, thí nghiệm trên các bản sao cũng đã chứng minh rằng, các hình ảnh ở mặt sau có thể đã phản chiếu lên mặt trước gương.
Shoji Morishita, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Otemae phát biểu rằng: "Phát hiện này có thể dẫn đến việc xem xét lại vai trò của các tấm gương ma thuật trong các nghi lễ cổ xưa.
Đôi khi, hàng chục tấm gương được tìm thấy trên cùng một gò mộ. Trên lý thuyết, không khó để tưởng tượng ra, chúng đã được sắp xếp theo hàng để cùng chiếu ra một số hình ảnh."
Khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi lên bề mặt bản sao của gương Shinjukyo Sankakubuchi, các hình ảnh được khắc trên mặt sau gương sẽ được chiếu trên một bức tường tại Bảo tàng Quốc gia Kyoto.
Mặc dù chưa có hiện vật nào được phát hiện ở Trung Quốc, nhưng các nhà khảo cổ học Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến những tấm gương Himiko. Một số điểm tương đồng về kiểu dáng cũng đã được tìm thấy giữa gương Himiko và gương ở Trung Quốc.
Một học giả Trung Quốc nổi tiếng thậm chí còn cho rằng, đây chính là minh chứng cho thấy, gương Himiko thực sự đã được tạo ra bởi các nghệ nhân Trung Quốc khi sống tị nạn tại Nhật Bản. Tuy vậy, hầu hết các nhà khảo cổ Nhật Bản đều không đồng ý với lời phát biểu này.
Nguồn: Ancient Origins