Cậu bé nhặt được "cục than" mang đến bảo tàng
Tháng 11 năm 1981, một cậu bé mặc đồng phục học sinh đi đến bảo tàng lịch sử Thiểm Tây vì nghĩ bản thân nhặt được "bảo vật" lịch sử.
"Chào chú, cháu vừa nhặt được một thứ nhìn rất giống bảo vật, chú có thể kiểm tra chút được không ạ?" - Cậu bé nói
Tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) là nơi có rất nhiều di dịch văn hóa cổ đại, nơi đây đã từng khai quật rất nhiều ngôi mộ cổ, những bảo vật giá trị của nhiều triều đại lịch sử. Vì thế, nhân viên bảo tàng rất điềm tĩnh khi tiếp nhận thông tin từ cậu bé.
Tuy nhiên, mọi người đều giật mình khi cậu bé lấy ra từ cặp sách "bảo vật" mà cậu nhặt được. Nó không phải là một thứ đồ sáng bóng, lấp lánh như ngọc hay vàng mà bề ngoài của nó không khác gì cục than, đen sì, cứng như đá.
Khi đem "hòn than" kiểm tra, nhân viên bảo tàng đã phát hiện ra nhiều điểm bất thường. Bề ngoài của nó đen sì nhưng lại rất sáng, bên trên được khắc chữ màu đỏ. Qua kiểm định bước đầu của nhân viên bảo tàng, đây chắc chắn không phải là than mà là bảo vật lịch sử.
Các chuyên gia phải đau đầu 10 năm
Các chuyên gia của bảo tàng chưa từng nhìn thấy bảo vật có hình dạng như thế hoặc tương tự. Để làm rõ, các chuyên gia bắt đầu nghiên cứu để xác định nguồn gốc. Bảo vật này cao 4,5cm, nặng khoảng 75,7 gram, có 14 mặt được khắc chữ cổ. Sở dĩ nó trông giống than vì nó được làm từ tinh chất than hay còn được gọi là than ngọc.
Mọi nghiên cứu của các chuyên gia đến đây đều bị đưa vào bế tắc vì quá ít dữ liệu để tìm hiểu cũng như là sử sách không đề cập nhiều.
Đến năm 1991, bảo vật này được trưng bày ở phòng triển lãm, vì hình dáng đặc biệt nên được nhiều người chú ý tới. Sau một thời gian ứng dụng nhiều công nghệ cao để phân tích, những bí mật về hòn đá dần được hé lộ.
Chuyên gia kết luận: "Đây là bảo vật quốc gia, duy nhất trên trên thế giới"
Năm 1991, Chuyên gia khảo cổ học Vương Hàng Chương được mời đến một buổi triển lãm tại lịch sử bảo tàng Thiểm Tây. Trong lúc đi qua khu trưng bày, nhìn thấy bảo vật màu đen kì lạ ông không khỏi tò mò dừng bước ngắm nhìn. Khi biết được bảo vật này chưa được xác định rõ thông tin, ông vô cùng thích thủ, quyết định tự mình nghiên cứu nguồn gốc của nó.
Hóa ra bảo vật này chính là "con dấu đa diện". Con dấu này có tổng cộng 16 mặt, trong đó 14 mặt được khắc chữ.
Các mặt của nó được chia làm 3 loại: Loại 1 dùng trong văn bản chính thức, gồm 6 mặt. Loại 2 dùng trong sách, gồm 4 mặt. Loại 3 dùng trong thư từ, gồm 4 mặt.
Nói một cách khác, trong thời kì cổ đại từng có một người mỗi ngày phải xử lý rất nhiều văn bản, đảm nhận nhiều chức quan trọng. Sau thời gian dày công nghiên cứu, cuối cùng ông đã tìm ra chủ nhân của con dấu này đó chính là Cô Độc Tín - là tướng lãnh, một trong 8 Trụ quốc đại tướng quân của nhà Tây Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Cũng là người được mệnh danh là có "con mắt tinh tường chọn rể", gả 4 người con đều trở thành Hoàng Hậu. Con gái lớn gả cho Bắc Chu Minh Đế Vũ Văn Dục được phong làm Minh Kính Hoàng Hậu. Con gái thứ hai là Độc Cô Già La gả cho Dương Kiên trở thành Văn Hiến Hoàng Hậu của nhà Tùy Đường. Con gái thứ tư gả cho Lý Bính - con trai của một trong 8 vị trụ cột của nhà Tây Ngụy - Lý Hổ, sinh được Lý Uyên, sau này được truy phong làm Nguyên Trinh Hoàng Hậu.
Từ đây, có thể suy ra rằng, "con dấu đa diện" có từ khoảng 540 sau Công Nguyên. "Con dấu đa diện" này vẫn được trưng bày trong bảo tàng lịch sử Thiểm Tây, các du khách đến bảo tàng, mỗi khi nhìn thấy đều được ôn lại cuộc đời huy hoàng của chủ nhân của nó - tướng lãnh Cô Độc Tín.