Cậu bé 10 tuổi bị kéo cứa vào mắt mà không dám nói: Thế gian này có một kiểu gia đình đáng sợ hơn cả bạo lực học đường

ĐÔNG |

Không đứa trẻ nào không muốn dựa vào cha mẹ, chỉ có những đứa trẻ bị thờ ơ đến nỗi vô cảm và khước từ mọi lòng tin yêu.

* Chia sẻ của một vị phụ huynh trên 163.com khiến mọi người không khỏi suy ngẫm:

Tôi từng đọc được một mẩu tin khiến người ta không khỏi xót xa.

Một cậu bé 10 tuổi muốn phụ thay tã giấy cho em gái, nhưng khi mở gói tã giấy, vô tình mắt phải của cậu bị trầy xước do cứa vào kéo.

Vì lo sợ bị bố mẹ mắng, cậu bé đã chịu đựng cơn đau và không nói gì.

Cho đến sáng hôm sau, cha mẹ cậu bé vô tình phát hiện ra mắt phải của cậu bé có những dấu hiệu bất thường, sưng đỏ. Đến lúc đó, cậu bé mới kể lại việc bị kéo cứa vào mắt. Sau khi biết con trai bị thương, cha mẹ đã vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng cậu bé bị một vết cắt dài 6mm trên bề mặt nhãn cầu, và cả giác mạc lẫn thể thủy tinh đều bị thương.

Cậu bé 10 tuổi bị kéo cứa vào mắt mà không dám nói: Thế gian này có một kiểu gia đình đáng sợ hơn cả bạo lực học đường- Ảnh 1.

Mắt của cậu bé bị thương

Chưa hết, do thời gian bị thương quá lâu và không kịp xử lý kịp thời, cậu bé chỉ có thể nhìn rõ các vật thể trong phạm vi 10cm, cùng với đó là nhiều biến chứng khác.

Khó có thể tưởng tượng được, người lớn bình thường chỉ cần có một hạt cát lọt vào mắt cũng đã không thể chịu đựng nổi, nhưng cậu bé này lại có thể chịu đựng đau hơn 7 tiếng đồng hồ.

Tại sao có những đứa trẻ em thà chịu đựng đau đớn một mình còn hơn để bố mẹ biết?

Nhà triết học Russell từng nói: Trẻ em không trung thực, gần như luôn là kết quả của nỗi sợ hãi.

Tại sao đứa trẻ trên không dám nói với bố mẹ, đơn giản thôi vì em sợ... bị mắng.

Dù là bị thương hay gặp rắc rối, phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ không phải là an ủi và giúp đỡ trẻ, mà là trách móc, đổ lỗi, đánh mắng…

Kiểu gia đình chỉ biết chỉ trích một cách mù quáng như vậy, vô hình trung đã gây tổn thương sâu sắc nhất cho trẻ.

Cậu bé 10 tuổi bị kéo cứa vào mắt mà không dám nói: Thế gian này có một kiểu gia đình đáng sợ hơn cả bạo lực học đường- Ảnh 2.

Việc chỉ trích không thể khiến trẻ rút ra bài học, nó chỉ khiến chúng sợ hãi mà không dám nói ra

Một nhà tâm lý học tại Trung Quốc trong chương trình phỏng vấn Thiếu niên nói đã gặp một nữ sinh có tuổi thơ bất hạnh. Theo đó khi học lớp 9, nữ sinh đó đã bị bạn bắt nạt nhiều lần. Những kẻ bắt nạt không chỉ lén đổ sữa chua vào bình mực của nữ sinh này mà còn đổ sữa chua lên ghế và sách vở của em.

Thậm chí, những kẻ bắt nạt còn cố tình lật ghế, ném toàn bộ cặp sách của học sinh khác xuống đất rồi vu cáo là do nữ sinh tội nghiệp kia làm.

Ban đầu, khi nữ sinh khóc lóc kể lại điều này với cha mẹ, cha cô bé chỉ nói: "Dù sao cũng sắp thi trung học phổ thông rồi, chịu đựng một tí cho qua chuyện con ạ".

Sau này khi cô bé không ngừng "cầu xin" sự giúp đỡ từ cha mẹ, họ không những không bảo vệ mà còn mắng cô: "Không làm gì mà bạn lại đánh. Con xem lại bản thân mình đã đi".

Sự bắt nạt và nhục mạ của kẻ bắt nạt không khiến cô bé tuyệt vọng, nhưng những lời chỉ trích vô lý từ cha mẹ lại khiến trái tim em như vỡ ra làm trăm mảnh.

Nếu lời tâm sự của trẻ không nhận sự phản hồi một cách đồng cảm và ấm áp của phụ huynh, thì tổn thương trẻ nhận về sẽ chẳng tăng lên. Thử hỏi liệu đứa trẻ đó có còn sẵn sàng mở lòng với bố mẹ được không?

Cậu bé 10 tuổi bị kéo cứa vào mắt mà không dám nói: Thế gian này có một kiểu gia đình đáng sợ hơn cả bạo lực học đường- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tôi tin rằng rất nhiều bậc phụ huynh không phải không thương con, chỉ là họ quen dùng trách mắng để biểu lộ sự quan tâm, để cho con cái rút ra bài học. Nhưng trong khoảnh khắc mở miệng chỉ trích, điều mà trẻ thực sự cảm nhận được, chỉ là cảm giác đau như xát muối vào lòng.

Trong tâm lý học lâm sàng, có một khái niệm gọi là "sự tổn thương liên tục".

Khi lời nói của cha mẹ quá nặng nề, sự tổn thương mà phụ huynh gây ra cho trẻ không chỉ dừng lại ở thời điểm đó, mà nó kéo dài trong những năm tháng sau này.

Đau đớn hơn thương tích về thể chất chính là tổn thương tâm lý, đáng sợ hơn bắt nạt ở trường học chính là những lời chỉ trích của người thân yêu. Mỗi lần cha mẹ chỉ trích không làm cho trẻ em cảm nhận được tình yêu, mà chỉ làm cho chúng cảm thấy sợ hãi và bị tổn thương. Mỗi lần cha mẹ chỉ trích không làm cho trẻ em rút ra bài học, mà chỉ làm cho chúng cô đơn, lạc lõng đến mức xây dựng những bức tường cao trong lòng mình, khóa chặt cha mẹ xa cách ở bên ngoài.

Cậu bé 10 tuổi bị kéo cứa vào mắt mà không dám nói: Thế gian này có một kiểu gia đình đáng sợ hơn cả bạo lực học đường- Ảnh 4.

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra vốn đã biết cách tránh xa những điều có thể gây nguy hại đến bản thân. Khi đối mặt với khó khăn và đau đớn, chúng sẽ theo bản năng tìm kiếm lối thoát.

Cha mẹ, chính là lối thoát đó, là điểm tựa cuối cùng của đứa trẻ.

Nhưng những ông bố bà mẹ thường xuyên chỉ trích con cái thì lại lần lượt làm tổn thương đứa trẻ khi chúng không còn đường lui, khiến chúng từ bỏ hy vọng đối với lối thoát ấy và hình thành nên tâm lý bất lực.

Lý thuyết về Hệ thống nhu cầu Maslow trong tâm lý học chỉ ra rằng, ngoài nhu cầu sinh lý cơ bản nhất, trong quá trình phát triển của trẻ em, điều quan trọng nhất là nhu cầu về an toàn và thuộc về.

Trẻ em thường xuyên bị khiển trách thường là những đứa trẻ không có cảm giác an toàn và không có cảm giác thuộc về, khi gặp sự cố, chúng chỉ có thể dựa vào chính mình để chịu đựng. Và khi khả năng chịu đựng không thể chống chọi với tất cả áp lực, chúng sẽ chọn cách giải quyết đầy bi kịch.

Cậu bé 10 tuổi bị kéo cứa vào mắt mà không dám nói: Thế gian này có một kiểu gia đình đáng sợ hơn cả bạo lực học đường- Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Tình yêu thực sự của cha mẹ là không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho con cái.

Nhà tâm lý học Bion từng nói, khi những khủng hoảng bên ngoài có thể gây ra tác động lớn đối với trẻ em, những phụ huynh tâm lý cần phải có chức năng "chứa chấp" chính nó. Nói cách khác, đó là cha mẹ cần cung cấp một không gian để chứa chấp cảm xúc, cảm nhận và suy nghĩ của con.

Chỉ khi cha mẹ trở thành nơi hậu thuẫn vững chắc nhất cho trẻ, trẻ mới có thể có được sự tự tin và dũng cảm bước qua mọi sóng gió nào.

1. Khi trẻ mắc lỗi, điều quan trọng hơn là tình yêu và sự bao dung, chứ không phải đúng sai.

2. Khi trẻ bệnh hoặc bị thương, đừng để lời quan tâm tuôn lại trở thành sự trách móc.

3. Khi trẻ bị bắt nạt, bị oan ức, đừng xem nhẹ sự việc, mà hãy tìm hiểu và ra dấu hiệu để cho chúng thấy rằng, bạn sẽ luôn đứng về phía chúng.

Cậu bé 10 tuổi bị kéo cứa vào mắt mà không dám nói: Thế gian này có một kiểu gia đình đáng sợ hơn cả bạo lực học đường- Ảnh 6.

Có người từng nói, "Làm cha mẹ, điều sợ nhất không phải là con cái ra ngoài làm gì, mà là bạn không biết chúng làm gì".

Cha mẹ, là người bạn thân nhất của con cái.

Không có đứa trẻ nào tự nhiên sợ hãi cha mẹ, không muốn nhờ cậy cha mẹ, chỉ có những đứa trẻ bị khiển trách đến nỗi lãnh đạm, không cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ.

Khi con cái gặp chuyện, cha mẹ không trách móc, không nổi giận mà mở lòng lắng nghe mọi thứ thì con cái mới có thể nói lên những suy nghĩ, vấn đề của mình.

Cha mẹ bình thường càng khoan dung, tin tưởng thì khi chẳng may gặp phải những bất trắc, trẻ mới không lo lắng bị cha mẹ khiển trách mà rụt rè mở lòng mình.

Bởi vì con biết, cha mẹ chính là bến đỗ bình yên vĩnh viễn của cuộc đời mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại