Phát hiện mắc ung thư gan khi đi khám vì đau bụng
Vương Tranh và Lý Khiết là một cặp vợ chồng trẻ 34 tuổi sinh sống và làm việc ở Giang Tô, Trung Quốc. Sau 5 năm làm việc chăm chỉ, cả hai vợ chồng đã tiết kiệm tiền để mua nhà ở Giang Tô. Tuy nhiên, cả hai bất ngờ phát hiện mắc ung thư gan.
Hai tháng trước, Lý Khiết bắt đầu xuất hiện tình trạng mệt mỏi và thường xuyên bị đau vai phải. Lúc đầu, cô tưởng do bản thân làm việc quá sức nên cô cũng không nghĩ nhiều và không kể cho chồng nghe.
Sau đó, Lý Khiết bắt đầu xuất hiện thêm tình trạng đau bụng không rõ nguyên nhân. Lúc này, cô mới cảm thấy bất thường và nói với Vương Tranh. Khi nghe vợ kể, Vương Tranh lại bất ngờ nói rằng anh cũng thường xuyên bị đau bụng.
Cả hai vợ chồng quyết định đi khám. Sau khi mô tả tình trạng bệnh, bác sĩ đã chỉ định Vương Tranh và Lý Khiết nội soi dạ dày. Kết quả nội soi không phát hiện bất thường ở dạ dày nên bác sĩ yêu cầu cặp vợ chồng làm xét nghiệm chức năng gan.
Kết quả xét nghiệm phát hiện nồng độ alpha-fetoprotein (AFP) trong cơ thể họ vượt quá tiêu chuẩn. Ảnh chụp CT gan cũng cho thấy cả hai vợ chồng có khối bất thường trong gan. Bác sĩ nghi ngờ là ung thư nên lập tức chỉ định sinh thiết. Kết quả chẩn đoán Vương Tranh và Lý Khiết mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
Sau khi nghe bác sĩ chẩn đoán, cả hai vợ chồng vô cùng sốc.
Sai lầm "chí mạng" làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan
Khi khai thác thêm về tiền sử bệnh của cặp vợ chồng, bác sĩ cho biết: “Cặp vợ chồng làm 2 công việc cùng 1 lúc để kiếm tiền. Thời gian eo hẹp nhưng họ vẫn tự nấu nướng để tiết kiệm thêm chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, họ thường ăn uống và dọn dẹp vội vàng để đi làm thêm tối. Bát đũa và dụng cụ nấu ăn được rửa vội vàng, thớt gỗ thậm chí chỉ được rửa sơ qua 1 lần nước. Điều này khiến vô tình khiến các mảnh vụn thực phẩm bám trên vết nứt ở bề mặt thớt gỗ, từ đó sản sinh ra nấm mốc”.
Bác sĩ cho biết, cặn thức ăn tồn tại ở khe nứt của thớt có thể bị mốc và sinh ra độc tố aflatoxin. Đây cũng là chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê vào nhóm chất gây ung thư.
“Cặp vợ chồng này đã sử dụng chiếc thớt gỗ bị mốc trong 5 năm, nấm mốc từ cặn thức ăn còn sót lại trên thớt có thể chứa aflatoxin, gây độc cho gan và tăng nguy cơ mắc ung thư gan”, bác sĩ nói.
Cặp vợ chồng nhanh chóng nhập viện để điều trị. Tuy nhiên, do bệnh đã tiến triển nặng nên sau 6 tháng thực hiện hóa trị tại viện, cả hai vợ chồng đã lần lượt qua đời vì ung thư gan.
Phòng ngừa ung thư gan
Thông qua trường hợp của cặp vợ chồng trẻ, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên chú ý vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trong nhà bếp, đặc biệt là thớt và đũa gỗ. Khi thấy thớt gỗ hoặc đũa gỗ bị mốc, mọi người không nên tiếp tục sử dụng mà nên vứt bỏ ngay.
Ngoài ra, để bảo vệ chức năng gan và phòng ngừa ung thư gan, bác sĩ cũng khuyên mọi người nên thực hiện một số thay đổi trong sinh hoạt. Cụ thể bao gồm:
1. Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý
Bác sĩ khuyến cáo mọi người tuyệt đối không sử dụng thực phẩm, đặc biệt là các loại ngũ cốc bị mốc vì chúng có chứa aflatoxin, có thể tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Ngoài ra, mọi người cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều muối, thực phẩm chiên rán ngâm dầu để tránh gây tăng gánh nặng cho gan.
Thay vào đó, mọi người nên tăng cường ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ quả tươi sống giàu chất dinh dưỡng có lợi để bảo vệ chức năng gan hiệu quả.
2. Hạn chế sử dụng rượu bia
Rượu bia và thuốc lá là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan, đặc biệt là ở nhóm đối tượng vốn mắc viêm gan B, C. Rượu bia làm tăng gánh nặng thải độc cho gan, khiến tế bào gan phải làm việc quá sức, từ đó tăng nguy cơ tổn thương gan, gây xơ gan mạn tính và có thể dẫn tới ung thư gan. Do đó, nếu mọi người có thói quen sử dụng rượu bia thường xuyên hãy giảm tần suất sử dụng hoặc từ bỏ thói quen này.
3. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Là cơ quan quan trọng giữ chức năng giải độc, gan sẽ giải độc một cách tự nhiên khi chúng ta chìm vào giấc ngủ sâu, thường diễn ra vào khoảng 1-3 giờ sáng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người có thói quen ngủ muộn và thức khuya để làm việc hoặc lướt mạng xã hội giải trí. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới chức năng giải độc của gan, từ đó khiến chất độc hại tích tụ trong cơ thể và gây tổn thương tế bào gan, tăng nguy cơ mắc ung thư gan.