Cặp vợ chồng Hà Nội hơn 1 thập kỷ khắc khoải “tìm con”, cuối cùng kỳ tích cũng đến

Ngọc Minh |

Hơn 30 tuổi, chị Hà được bác sĩ thông báo suy buồng trứng sớm, cơ hội có con tự nhiên là rất khó. Bác sĩ tư vấn chị Hà trữ noãn (trứng) nhiều chu kỳ.

Hành trình “tìm con yêu"

Năm 2010, chị Đỗ Thu Hà (35 tuổi, tại Hà Nội) kết hôn và có ý định sẽ sinh em bé ngay vì cả 2 bên gia đình đều mong có cháu sớm. Tưởng chỉ cần “thả” là sẽ có ngay, vợ chồng chị Hà không ngờ đó lại là một hành trình gian nan.

Sau một năm chờ đợi tin vui không đến, hai vợ chồng chị Hà đã cùng nhau đi khám để tìm nguyên nhân. Vợ chồng chị Hà được bác sĩ tư vấn làm IUI, IVF nhiều lần nhưng đều thất bại.

Hơn 10 năm ròng rã với hành trình “tìm con”, chị Hà và chồng gần như tuyệt vọng. Anh chị nghĩ chắc chưa đủ duyên để con “về” với anh chị.

Năm 2022, vợ chồng chị Hà tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội với niềm khát khao làm cha mẹ, cũng như những hy vọng cuối cùng sau hành trình tìm con kéo dài hơn một thập kỷ trước đó.

Kết quả cho thấy chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị Hà chỉ còn 0,67 ng/mL (AMH bình thường ở phụ nữ dưới 38 tuổi khoảng từ 2,2 đến 6,8 ng/mL). Chị Hà bị suy buồng trứng sớm nên rất khó để có con tự nhiên.

 - Ảnh 1.

Bác sĩ Hiền tư vấn cho cặp đôi (ảnh T. Linh).

Chị Hà tâm sự: “Bác sĩ nói tôi bị suy buồng trứng, số lượng dự trữ buồng trứng hàng tháng là rất ít ỏi. Bác sĩ tư vấn vợ chồng tôi thực hiện phương pháp trữ noãn tạo phôi nhiều chu kỳ. Thật may mắn là sau 3 chu kỳ gom noãn, tôi đã tạo được nhiều phôi và đậu thai thành công”.

Vào năm 2023, sau hơn 1 thập kỷ miệt mài “tìm con”, vợ chồng chị Hà đã có được một bé trai kháu khỉnh.

Cũng giống như gia đình chị Hà, vợ chồng chị Bùi Thị Thúy (34 tuổi, Thanh Hóa) cũng có một hành trình dài “tìm kiếm” con.

Kết hôn năm 2016, những tưởng tình yêu của anh chị sẽ đơm hoa kết trái nhưng đợi mãi không thấy tin vui về. Năm 2020, hai vợ chồng chị Thúy bắt đầu hành trình tìm con vào đúng thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, đi lại gặp nhiều khó khăn.

Vượt qua những trở ngại về hoàn cảnh, áp lực tâm lý sau nhiều lần chuyển phôi thất bại, năm 2022 chị Thúy đã đậu thai thành công. Đầu năm 2023, cả gia đình nội ngoại hai bên vỡ òa hạnh phúc khi chị Thúy sinh một bé trai kháu khỉnh đáng yêu, chấm dứt chuỗi ngày khó khăn về kinh tế và những áp lực tâm lý trên hành trình tìm con.

Chị Thúy chia sẻ: “Vợ chồng tôi đã gom góp hết tất cả số tiền tiết kiệm từ khi kết hôn để đi thăm khám, bước vào hành trình tìm con. Khi ấy mình lo sợ, nếu chẳng may sau tất cả vợ chồng tôi không đón được con yêu thì thật sự gia đình mình không biết phải lấy tiền đâu để làm lại. Nhưng cuối cùng may mắn đã tới, con yêu đã về với vợ chồng”.

Rào cản về kinh tế, tâm lý

Thiên chức làm cha mẹ là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài, phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.

Không ít cặp vợ chồng đã phải dừng lại hành trình tìm con bởi những khó khăn về kinh tế sau những chu kỳ IVF thất bại. Dừng lại hay bước tiếp là câu hỏi mà các gia đình hiếm muộn lâu năm phải đấu tranh tâm lý, tìm câu trả lời trong lo lắng.

 - Ảnh 2.

Bác sĩ Hiền thực hiện thủ thuật cho bệnh nhân (ảnh T.Linh).

BSCKI Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho hay:“Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, bệnh viện luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”.

Hiểu những khó khăn của các cặp vợ chồng về vấn đề tài chính, bệnh viện đã cho ra đời chương trình “Ươm mầm xanh - Bảo hành IVF".

Theo đó, khi bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, đăng ký tham gia chương trình và chọc hút noãn tại Bệnh viện trong thời gian từ 6/11/2024 đến hết ngày 30/4/2025 sẽ được hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (bao gồm chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi) nếu quá trình chuyển phôi không thành công.

ThS.BS Lê Thị Thu Hiền - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội - chia sẻ: “Qua thực tế thăm khám, chúng tôi gặp không ít các trường hợp gia đình hiếm muộn lâu năm gặp khó khăn về kinh tế, thậm chí có những cặp vợ chồng thất bại liên tiếp nhiều chu kỳ IVF. Họ mang tâm lý lo lắng hoang mang về hành trình tìm con phía trước, họ sợ đối mặt với hai từ “thất bại” kéo theo những áp lực lớn về tài chính. Do đó, chương trình “Ươm mầm xanh - Bảo hành IVF” như một sự đảm bảo về tài chính, mang lại sự an tâm và thắp lên hy vọng về kết quả tốt đẹp sau hành trình dài mong mỏi hai tiếng con yêu”.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại