Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời - Hậu quả hết sức tai hại

N. Tuấn Sơn |

Tàu khu trục HMS Duncan - lớp tàu hiện đại và mạnh nhất của Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến vào vùng Vịnh trong khi Iran lớn tiếng đe dọa.

21h42: Iran tiếp tục tiết lộ bản ghi âm thoại liên lạc giưa hai bên cho thấy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã rất rắn mặt khi cảnh báo thẳng thừng với tàu hộ vệ tên lửa HMS Montrose của Hải quân Anh khi vây bắt tàu dầu Stena Impero treo cờ Anh tại eo Hormuz.

Một trong những cảnh báo rắn của Hải quân Iran được tiết lộ: "Tàu chiến Anh số hiệu F236, đây là xuồng tuần tra của hải quân Sepah. Yêu cầu các anh không can thiệp vào vấn đề này".

21h31: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi chia sẻ với báo giới nêu rõ:

"Nếu Mỹ thực sự muốn tìm kiếm một thỏa thuận... Iran có thể biến điều khoản bổ sung trên thành luật (vào năm 2019), đồng thời (Mỹ) trình kế hoạch này trước Quốc hội và dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt bất hợp pháp.

Tuy nhiên như chúng tôi dự đoán, điều này đã bị Mỹ bác bỏ, bởi chúng tôi biết rằng họ không muốn đối thoại hay một thỏa thuận có thể mang lại một kết quả thỏa đáng."

16h55: Ngoại trưởng Oman ,Yusuf bin Alawi cho biết, nước này và Iran sẽ phối hợp cùng nhau ở eo biển Hormuz - tuyến vận tải dầu mỏ chiến lược nối giữ Vịnh Oman và Vịnh Péc-Xích.

Ông nói trên truyền hình Oman TV: "Hai bên sẽ cùng phối hợp tổ chức tuyến hàng hải đi qua eo biển Hormuz. Sự phối hợp này được triển khai ở trình độ công nghệ đẳng cấp cao".

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Oman ,Yusuf bin Alawi.

16h35: Ngoại trưởng Anh Dominic Raab vừa lên tiếng một cách cứng rắn khi bác bỏ đề xuất thả tàu dầu của Iran để đổi lấy tàu Stena Impero bị IRGC bắt giữ ngày 19/7. Ông Raab nêu rõ đây không phải là một kiểu "trao đổi hàng hóa".

16h16: Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố đàm phán giữa Iran và Mỹ sẽ khả thi nếu dựa trên một chương trình nghị sự có thể dẫn tới những kết quả cụ thể, song Washington đang không tìm kiếm đối thoại.

15h50:  Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã công bố đoạn video ghi lại cảnh thử nghiệm hệ thống phòng không tầm xa Hetz-3 ở Alaska (Mỹ) trên trang Twitter cá nhân.

Động thái này của ông Netanyahu được cho là thách thức Iran khi khẳng định cuộc thử nghiệm là “ngoài sức tưởng tượng” và Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tự tin về khả năng chống lại tên lửa đạn đạo phóng từ Iran và nhiều nơi khác.

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 2.

Hetz-3 được thử nghiệm tại Alaska (Mỹ). Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel.

15h33: Video mới được IRGC công bố cho thấy Hải quân Iran hết sức cứng rắn khi vây bắt tàu dầu Stena Impero, sẵn sàng chiến đấu với tàu chiến Anh.

Hải quân Iran cảnh báo tàu chiến Anh.

14h38: Hãng thông tấn Tasnim đã công bố một video cho thấy các trao đổi qua lại trên sóng điện đàm giữa IRGC với một tàu chiến Anh khi lực lượng này tiến hành bắt giữ tàu dầu Stena Impero mang cờ Anh.

Trong video có đoạn sĩ quan IRGC nói: "Đừng đặt mạng sống của các anh vào sự nguy hiểm. Tàu dầu đã bị chúng tôi kiểm soát. Các anh được lệnh không cản trở hoạt động của chúng tôi".

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 4.

Hãng thông tấn Tasnim công bố video cảnh báo tàu chiến Anh khi bắt giữ tàu dầu Stena Impero .

14h30: Iran đang công bố băng ghi âm và video cho thấy Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cảnh báo tàu chiến Anh trong quá trình bắt giữ tàu dầu. Thông tin đang được cập nhật.

14h11: Mỹ đã mời Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Hàn Quốc và Anh cùng nhiều quốc gia khác tham gia nhóm tác chiến hải quân đa quốc gia nhằm đảm bảo an ninh trên eo biển Hormuz.

Hàn Quốc có kế hoạch cử một tàu chiến hiện đại tới eo biển Hormuz vào tháng 8 nhằm ủng hộ kế hoạch của Mỹ, hãng tin CNA cho biết.

Hải quân Hàn Quốc hiện đang thực hiện các chiến dịch chống cướp biển ở ngoài khơi Somali, khá gần với khu vực Vịnh Péc-Xích và eo biển Hormuz. Kể từ năm 2009 tới nay, các tàu chiến Hàn Quốc đã hộ tống hàng trăm lượt tàu mang cờ Hàn Quốc cũng như của nhiều quốc gia khác hoạt động trong hoặc xung quanh Vịnh Aden.

Hiện Hàn Quốc chưa công bố kế hoạch cụ thể nhưng đã bày tỏ khả năng cử tàu tham gia liên quân do Mỹ khởi xướng trong chuyến thăm 2 ngày của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, ông John Bolton tới Hàn Quốc.

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 5.

Tàu chiến Hàn Quốc sẵn sàng tham gia sứ mệnh đảm bảo an ninh ở eo biển Hormuz.

14h05: Nguồn tin quân sự chia sẻ với Hindustan Times cho biết hiện nay Không quân Ấn Độ đang đặc biệt lo ngại về hiệu qủa chiến đấu cũng như khả năng sống sót trong môi trường tác chiến sẽ rất khốc liệt nếu xung đột quân sự nổ ra với Pakistan hoặc với Trung Quốc, những đối thủ rất mạnh, được trang bị nhiều tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại.

13h50: Quân đội Ấn Độ đang cân nhắc lại việc mua máy bay không người lái của Mỹ sau khi bị Iran bắn hạ một chiếc RQ-4 Glabal Hawk tối tân.

Theo đó, vào tháng 6 vừa qua, Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran ((IRGC) đã bắn hạ 1 chiếc máy bay trinh sát không người lái rất hiện đại của Mỹ khi cáo buộc nó xâm phạm không phận Iran.

Chính sự cố này đã khiến Không quân Ấn Độ cân nhắc lại việc mua 30 chiếc máy bay không người lái (UAV) trị giá tới 6 tỷ USD, tờ Hindustan Times dẫn nguồn tin quân sự giấu tên cho biết.

Nếu Ấn Độ thực sự từ bỏ ý định mua UAV Mỹ thì quả thực sẽ là một thiệt hại lớn đối với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 6.

12h38: Đáp trả tuyên bố của Tổng thống Iran Hassan Rouhani mô tả sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài là yếu tố chính làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, Tom Trent, sĩ quan chỉ huy tàu khu trục HMS Duncan, cho biết:

"Hải quân Hoàng gia Anh sẽ tiếp tục duy trì năng lực nhất quán, kéo dài và đẳng cấp thế giới tại khu vực. HMS Duncan tự hào hỗ trợ cho chiến dịch thiết yếu này và sẵn sàng đóng góp vai trò của mình".

Dự kiến, cuối tháng 8 tới đây, tàu khinh hạm HMS Ken thuộc lớp Type 23 sẽ tới Vùng Vịnh thay quân cho tàu khu trục HMS Duncan.

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 7.

Tàu khinh hạm HMS Ken thuộc lớp Type 23 của Hải quân Anh.

12h03: Một quan chức cấp cao Hàn Quốc giấu tên vừa tiết lộ nước này đã quyết định điều nhóm tác chiến lâm thời chống cướp biển Cheonghae của Hải quân Hàn Quốc đang hoạt động ngoài khơi Somalia tới Trung Đông để giúp Mỹ hộ tống các tàu dầu hoạt động ở eo biển Hormuz.

Theo quan chức này, lực lượng được triển khai bao gồm một tàu khu trục và có thể bao gồm cả các trực thăng.

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 8.

Nhóm tàu Hải quân Hàn Quốc sẽ tới làm nhiệm vụ ở eo Hormuz.

11h51: Hãng tin Sky News cho biết ngoài tàu khu trục hiện đại HMS Duncan vừa tới Vùng Vịnh, Anh tiếp tục cử thêm binh sĩ tới Bahrain sẵn sàng bảo vệ các tàu thương mại mang cờ nước này hoạt động ở eo biển Hormuz. Lực lượng này sẽ trực thuộc Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Anh.

Rõ ràng, mặc dù đã có các chuyến tàu thương mại đi qua eo Hormuz an toàn dưới sự hộ tống chặt chẽ của các tàu chiến Anh và NATO, nhưng dường như nguy cơ Iran ra tay thêm một lần nữa vẫn cao, vì thế Hải quân Anh được lệnh sẵn sàng chiến đấu.

11h12: Iran ngày 28/7 cho biết, việc Anh bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 của Iran trên vịnh Ba Tư là hành động vi phạm Thỏa thuận Hạt nhân năm 2015 với nhóm P5+1.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif phủ nhận việc Tehran bắt giữ tàu Stena Impero của Anh một tuần sau đó là hành động trả thù và cho rằng Iran chỉ thực hiện các biện pháp cần thiết để buộc con tàu phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 9.

Tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh hộ tống tàu chở dầu Grace 1. Ảnh: Reuters

09h55: Trang thông tin tình báo và an ninh DEBKAfile ngày 28/7 dẫn các nguồn tin quân sự Iraq cho biết, Không quân Israel vừa thực hiện vụ tấn công thứ hai chỉ trong vòng 10 ngày nhằm vào các lực lượng bán vũ trang do Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hậu thuẫn.

Cụ thể, một số máy bay chiến đấu của Không quân Israel đã bất ngờ tập kích Trại Ashraf ở tỉnh Diyala, địa bàn cách biên giới Iran khoảng 80km và cách Thủ đô Baghdad khoảng 40km về phía Bắc.

Theo các nguồn tin quân sự Iraq, mục tiêu của Không quân Israel là lô bệ phóng tên lửa đạn đạo được vận chuyển từ Iran sang Iraq cách đây không lâu. Ngoài ra, máy bay chiến đấu Israel cũng đã không kích một số sở chỉ huy của các sĩ quan IRGC và lực lượng thuộc Lữ đoàn Badr ủng hộ Iran.

Trại Ashraf được các nguồn tin quân sự của DEBKAfile miêu tả là một trong những tổ hợp quân sự lớn nhất ở phía Đông Iraq, có khả năng tiếp nhận tới 4.000 binh sĩ cùng các hệ thống vũ khí đi kèm. Đây cũng là nơi cất giữ tên lửa, xe tăng và pháo binh hạng nặng.

Ashraf là doanh trại và trụ sở chỉ huy chính của Lữ đoàn Badr, lực lượng bán vũ trang lớn nhất ở Iraq hậu thuẫn cho Iran. Vụ tấn công đầu tiên của Israel vào Iraq ngày 19/7 cũng là một mục tiêu của Lữ đoàn Badr ở phía Đông Iraq, ngoại ô thành phố Amerli thuộc tỉnh Salahudin.

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 10.

Vị trí Trại Ashraf ở tỉnh Diyala

07h46: Người phát ngôn Chính phủ Iran Ali Rabiei cảnh báo đề xuất của Anh thành lập một liên minh hải quân do châu Âu dẫn đầu thực hiện nhiệm vụ hộ tống các tàu chở dầu tại vùng Vịnh là một động thái "khiêu khích".

Các hãng thông tấn ISNA và Fars của Iran dẫn lời ông Rabiei nêu rõ: "Chúng tôi nghe thấy rằng họ có ý định phái một hạm đội của châu Âu tới Vịnh Persian . Đây là một thông điệp thù địch, mang tính khiêu khích và sẽ làm gia tăng căng thẳng".

07h25: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Iran đã không chấp nhận lời đề nghị của ông đến thăm Tehran và có cuộc thảo luận trực tiếp với Iran.

Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Pompeo cho biết: "Gần đây tôi đã đề nghị tới Tehran và nói chuyện trực tiếp với Iran. Chính quyền Iran đã không chấp nhận lời đề nghị của tôi".

Ông Pompeo cũng cho biết Washington sẵn sàng để các quan chức Iran tới Mỹ để thảo luận. Tuy nhiên, Iran thì lại không làm như vậy.

07h06: Dự kiến thời gian hoạt động của tàu HMS Duncan tại vùng Vịnh sẽ kéo dài tới hết tháng 8 tới đây, trước khi nó được thay thế bởi một tàu chiến khác.

HMS Duncan là một tàu khu trục phòng không thuộc lớp Type 45 với những tính năng vượt trội, chúng được ví như tấm lá chắn phòng không di động của Anh, ngoài ra sức tấn công của chiến hạm này cũng được xếp vào hàng đầu thế giới hiện nay.

Type-45 trang bị 8 tên lửa chống hạm Harpoon, pháo hạm BAE Mk 8 113 mm, pháo tầm cực gần Oerlikon 30 mm và Phalanx 20 mm.

Type 45 được thiết kế xoay quanh hệ thống phòng không Sea Viper bao gồm radar chủ động SAMPSON, radar thụ động tầm xa S1850M cùng tổ hợp tên lửa phòng không VLS Sylver A50 sử dụng kết hợp tên lửa đánh chặn Aster-15 tầm bắn 30 km và Aster-30 tầm bắn 120 km.

Iran dằn mặt chiến hạm Anh khi bắt tàu dầu, bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời -  Hậu quả hết sức tai hại - Ảnh 12.

Tàu khu trục HMS Duncan

07h02: Trước đó, Hải quân Anh mới chỉ có duy nhất 1 tàu chiến đang hoạt động tại vùng Vịnh và vì thế Chính phủ nước này như "ngồi trên đống lửa" bởi họ không có đủ lực lượng để đảm bảo an toàn cho các tàu thương mại mang cờ Anh.

Tàu khu trục HMS Duncan dự kiến sẽ thực hiện sứ mệnh hộ tống các tàu thương mai hoạt động trên vùng Vịnh, đặc biệt là tại eo biển Hormuz đang bị Iran không chế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại