21h59: Thông tin mới nhất được hãng tin RT cập nhật cho thấy con tàu thương mại trọng tải 600 tấn mang tên Shabahang của Iran đã phát tín hiệu cấp cứu khẩn cấp, lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc Trung tâm Hàng hải Quốc gia Azerbaijan đã lập tức cử 2 máy bay trực thăng và 1 tàu cứu hộ tới hiện trường.
Tàu đã chìm, tuy nhiên, rất may mắn là toàn bộ 9 thành viên thủy thủ đoàn đã được cứu giúp an toàn.
Không ảnh chụp khu vực biển Caspian gần Baku - Thủ đô của Azerbaijan. Ảnh: Reuters / Amr Abdallah Dalsh.
21h06: Khi được hỏi nếu Iram cố gắng bắt 1 tàu mang cờ Mỹ ở eo biển Hormuz, các lực lượng Mỹ ở khu vực sẽ đáp trả như thế nào, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: Khi mạng sống của công dân Mỹ bị đe dọa, Washington chắc chắn bằng mọi giá bảo vệ cho dù vụ việc có xảy ra ở bất cứ nơi đâu đi chăng nữa".
20h57: Tổ chức quan sát nhân quyền Syria (SOHR) vừa tiết lộ trong đợt tấn công của Israel ở Syria vào sáng sớm Thứ Tư vừa qua nhằm vào các mục tiêu "thân Iran", có ít nhất 6 chiens binh Iran đã thiệt mạng.
Theo thông tin sơ bộ, tên lửa Israel đã nhằm vào các vị trí quân sự và cơ sở tình báo của Iran và "thân Iran" ở các tỉnh miền Nam Daraa và Quneitra.
20h25: Ngoại trưởng Đan Mạch lên tiếng: "Chúng tôi hoan nghênh kế hoạch của Anh về sử mệnh bảo đảm an ninh an toàn tại eo biển Hormuz và chúng tôi đã cân nhắc tới việc tham gia liên quân do châu Âu dẫn đầu.
18h58: Sputnik dẫn nguồn từ Cơ quan quản lý hàng hải Azerbaijan cho biết một tàu hàng của Iran đã bị tai nạn ở cảng gần thành phố Lankaran.
Theo đó, một tàu hàng mang cờ Iran đã gửi tín hiệu kêu cứu khẩn cấp tới cơ quân quản lý hàng hải Azerbaijan vào lúc 14:10 (giờ địa phương) gần khu vực cảng Lankaran. Ít nhất 2 trực thăng thuộc lực lượng tìm kiếm cứu nạn và một tàu hỗ trợ rrasx xuất phát tới hiện trường.
18h50: Tàu Iran bất ngờ phát tín hiệu kêu cứu khẩn cấp gần cảng ở biển Caspian, cơ quan quản lý hàng hải Azerbaijan cho biết. Dường như đã có một vụ tai nạn.
15h56: Với thông tin Tehran quyết định thả 9 thủy thủ Ấn Độ trên tàu treo cờ Panama thì có thể thấy, IRGC đã bắt giữ tổng cộng 2 tàu dầu chứ không phải chỉ có tàu dầu mang cờ Anh.
15h36: Sputnik đưa tin Iran đã thả 9 thủy thủ quốc tịch Ấn Độ trên tàu dầu mang cờ Panama bị họ bắt giữ tại Vịnh Péc-Xích hồi tuần trước. Đây là một thông tin hết sức bất ngờ.
Được biết, vào tuần trước Vệ binh Cộng hòa Hồi giáo Iran đã bắt giữ một tàu dầu nước ngoài đang chở hàng bất hợp phát tại Vịnh Péc-Xích mà giới quan sát quốc cho là tàu dầu MT Riah mang cờ Panama vốn đã biến mất khỏi màn hình radar gần UAE.
15h12: Đại sứ Iran tại Anh cho biết Đại sứ quán Ấn Độ đã được cấp phép để lên thăm 18 thủy thủ là công dân nước này đang ở trên tàu dầu Anh đang bị Iran tạm giữ.
Hiện chưa rõ Đại sứ quán Nga đã được phép tới thăm 3 công dân của mình trên tàu này hay chưa, tuy nhiên, cách đây ít hôm Bộ Ngoại giao Nga đã chính thức gửi thỉnh nguyện thư tới giới chức Iran để được phép thăm những người này.
14h28: Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tin rằng các quốc gia ở nhiều khu vực khác nhau sẽ gia nhập liên quân đang được Washington thành lập với sứ mệnh đảm bảo tự do hàng hải ở eo biển Hormuz.
Fuad Izadi - Một chuyên gia về chính trị Mỹ và là thành viên của Viện Nghiên cứu Thế giới tại trường Đại học Tehran tin rằng liên minh kể trên sẽ tất phải thất bại vì:
"Thực tế là thông tin Mỹ muốn thành lập một liên minh quân sự để chống Iran không mới. HỌ muốn làm điều đó từ lâu tuy nhiên đã thất bại".
Mỹ đang lôi kéo nhiều nước tham gia vào liên minh quân sự chống Iran.
"Chẳng hạn Mỹ muốn thành lập một cái gọi là NATO của khối Ả-rập, tuy nhiên không thành công. Chẳng ai còn nhớ tới nó. Hay như họ muốn thành lập một liên minh chống Iran bao gồm Ai Cập, Jorrdan và Pakistan những chẳng quốc gia nào trong số này muốn tham gia".
"Chúng tôi sẽ thấy không có liên minh nào hay hành động nào của Mỹ [để chống lại Iran] kể từ khi hầu hết các quốc gia đều đã nhận ra rằng chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump đã thất bại.
Kể từ sự kiện mới nhất, mọi người đều biết Anh bắt giữ tàu dầu Iran, mọi người đều biết ông Trump đã làm gì với Thủ tướng vài Đại sứ Anh, ông ta đã giễu cợt họ như thế nào. Đây là cách mà ông Trump đối xử với những đồng minh của Mỹ".
13h55: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi đồng minh Saudi Arabia gây áp lực mạnh hơn nữa đối với Iran. Ông nói:
"Cộng hòa Hồi giáo Iran là một mối đe dọa thực sự, và Saudi đang nỗ lực để ngăn chặn. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để hợp tác với họ".
12h31: Kênh truyền hình Fox News dẫn nguồn từ một quan chức cao cấp giấu tên trong Chính phủ Mỹ cho biết Iran đã bắn thử một quả tên lửa đạn đạo tầm trung.
Kênh truyền hình này cho biết 1 quả tên lửa đạn đạo Shahab-3 đã được Iran phóng thử vào sáng sớm hôm qua 25/07 sau khi vượt qua cự ly 960km (600 dăm) về hướng Bắc nước này, quả đạn đã rơi xuống vùng sa mạc cách không xa Thủ đô Tehran.
Vụ Iran bắn thử tên lửa đạn đạo diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Tehran và phương Tây ngày càng trở nên nóng bỏng.
Tên lửa của Iran.
11h33: Hãng tin FoxNews cho biết Mỹ đã chính thức đưa là lời đề nghị Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Hàn Quốc và Anh cùng nhiều quốc gia khác tham gia liên quân quốc tế để đảm bảo an ninh ở eo biển Hormuz, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực tăng cao:
"Chúng tôi sẽ là một thành viên tích cực và liên quân sẽ bao gồm nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Chúng tôi đã đề nghị Anh, Pháp, Đức, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia".
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng mọi quốc gia quan tâm tới an ninh tại eo biển Hormuz cần phải tham gia liên quân để không chỉ bảo vệ lợi ích của chính họ mà còn để duy trì nguyên tắc cơ bản và tầm quan trọng của tự do hàng hải và vùng nước mở.
11h26: Hãng thông tấn bán chính thức FarsNews dẫn tuyên bố của Chuẩn tướng Ramezan Sharif, người đứng đầu Bộ phận quan hệ công chúng của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết việc bắn hạ máy bay trinh sát Mỹ và bắt giữ tàu dầu Anh vi phạm quy định an toàn hàng hải cho thấy quan điểm cứng rắn và sức mạnh của Iran.
Tướng Sharif nói "Ngày mà máy bay trinh sát Mỹ bị IRGC bắn hạ do xâm phạm không phận Iran, có hơn 20 triệu người dùng internet đã lên tiếng ủng hộ hoàn toàn với hành động trên và họ thấy tự hào và vinh dự".
Chuẩn tướng Ramezan Sharif, người đứng đầu Bộ phận quan hệ công chúng của IRGC.
10h15: Đêm qua, một chiếc máy bay Airbus A340 thuộc Hãng hàng không Lufthansa (Đức) đã cất cánh từ Frankfurt đi Tehran (Iran) nhưng bất ngờ quay đầu trên không phận Bulgaria trở lại hạ cánh tại sân bay Frankfurt Airport. Hiện chưa rõ trên chuyến bay này chở ai và tới Iran làm gì và tại sao lại bỏ dở lịch trình.
Đường bay của chiếc Airbus A340 của hãng hàng không Lufthansa (Đức).
09h56: Iran “khuấy động” vùng Vịnh khiến Mỹ “nóng gáy”, hai bên từng đứng bên bờ vực chiến tranh, đặc biệt là sau khi Tehran bắn hạ 1 máy bay không người lái của Washington, tuy nhiên, Tổng thống Trump đã thay đổi quyết định và hủy bỏ cuộc không kích Iran vào phút chót.
Xung đột quân sự Mỹ - Iran hiện nay vẫn là viễn cảnh "thực tế" khi lần đầu tiên trong 16 năm, Mỹ lên kế hoạch triển khai quân đội tới một căn cứ quân sự ở phía Đông thủ đô Riyadh, Saudi Arabia. Căn cứ này có thể phục vụ các máy bay tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ và các máy bay tàng hình khác.
08h35: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình rằng ông sẽ đích thân tới Iran để đàm phán nếu cần thiết.
Theo đó, khi trả lời phòng vấn của kênh truyền hình Bloomberg TV rằng liệu ông có sẵn sàng tới Tehran, Ngoại trưởng Pompeo nói: "Chắc chắn. Nếu điều đó là cần thiết, tôi sẵn sàng tới đó... Tôi luôn mong chờ cơ hội được nói chuyện thẳng thắn và trực tiếp với người dân Iran".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
08h14: Nhóm tác chiến lâm thời của Hải quân châu Âu được cho là gọng kìm thứ 2 bên cạnh lực lượng Mỹ đã có mặt tại Vịnh Péc-Xích và cho dù được thành lập theo đề xuất của Anh nhưng chắc chắn hải quân châu Âu sẽ phối hợp chặt chẽ với Hải quân Mỹ để thực hiện sứ mệnh bảo vệ tàu thương mại tại điểm nóng này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây tin rằng các quốc gia từ các khu vực khác nhau sẽ gia nhập liên minh do Washington tạo ra để đảm bảo quyền tự do hàng hải ở eo biển Hormuz.
Việc các quốc gia châu Âu đồng loạt ủng hộ Anh sẽ khiến Mỹ hài lòng bởi lẽ điều đó sẽ giúp họ tiết kiệm tài nguyên trong khi vẫn đảm bảo được lợi ích trong khu vực và tránh đối đầu trực diện với Iran.
08h06: Với chủ công là tàu khinh hạm HMS Montrose, Hải quân Anh trong 2 ngày qua đã liên tiếp hộ tống một số tàu dầu mang cờ anh đi qua eo biển Hormuz.
"Hải quân đã được giao nhiệm vụ hộ tống các tàu dầu mang cờ Anh đi qua eo biển Hormuz theo từng chiếc đơn lẻ hoặc theo từng nhóm tàu", người phát ngôn Chính phủ Anh cho biết, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải trong thương mại thế giới và khẳng định Vương Quốc Anh sẽ làm mọi thứ trong khả năng có thể để bảo vệ điều đó.
Không chỉ có tàu chiến của Hải quân Anh tham gia hộ tống, điều khiến giới quan sát quốc tế bất ngờ là tàu chiến Pháp cũng đã xuất hiện ở khu vực này, phối hợp cùng tàu Anh bảo vệ tàu thương mại đi qua eo biển Hormuz. Chưa rõ tàu chiến Pháp có mặt trong bản đồ dưới đây là tàu loại nào.
Tàu chiến Pháp tham gia bảo vệ tàu thương mại tại eo biển Hormuz.
07h59: Đức vừa lên tiếng bày tỏ quan điểm về tình hình căng thẳng ở vùng Vịnh Péc-Xích sau vụ Iran bắt giữ tàu dầu mang cờ Anh. Theo đó, Đức có thể sẽ sát cánh cùng liên quân gồm Anh, Pháp, Italy, Hà Lan và Đan Mạch bảo vệ tàu thương mại hoạt động ở khu vực này, đặc biệt là tại eo biển Hormuz đang bị Iran không chế.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết nước này quan tâm tới việc tham gia vào sứ mệnh bảo vệ tàu thương mại nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng hiện vẫn còn quá sớm để nói liệu Đức có cứ tàu và binh sĩ tham gia bởi cần phải được sự phê chuẩn của Quốc hội.
Reuters dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết: "Hiện còn quá sớm để nói về khả năng Đức sẽ cử tàu chiến và binh sĩ tham gia sứ mệnh".
Như vậy là dường như Đức sẽ tham gia nhóm tác chiến hải quân đa quốc gia được thành lập theo đề xuất của Anh sau vụ tàu dầu mang cờ Anh bị Iran bắt giữ tại eo biển Hormuz. Việc Đức cử tàu chiến và binh sĩ chỉ còn là vấn đề thời gian, tất nhiên là sau khi được Quốc hội nước này phê chuẩn.
Trừ Anh đã công khai cử các tàu chiến tới vùng Vịnh thì hiện chưa rõ 5 quốc gia châu Âu sẽ cử bao nhiêu tàu chiến tham gia sứ mệnh, chỉ biết chắc chắn đều là những chiến hạm hiện đại bậc nhất thế giới.
Cùng với lực lượng Mỹ đang có mặt tại đây, một khi Iran tiếp tục thực hiện các hành động gây hấn, liên quân có thể phản ứng nhanh ngăn chặn và thậm chí tấn công phủ đầu. Dường như trò chơi "miệng hố chiến tranh" của Iran đang phản tác dụng và có thể khiến họ rơi vào "vòng xoáy tử thấn" nếu 7 quốc gia trên hợp lực tấn công.