Nhắc tới Lưu Bang – Lữ Trĩ, hậu thế đều biết đó là đôi vợ chồng hoàng tộc nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.
Lưu Bang tuy là Hoàng đế khai quốc của Hán triều, nhưng lại khó có thể nói ông là một vị minh quân. Lữ Trĩ tuy là Hoàng hậu có công bang trợ Cao Tổ lên ngôi, nhưng cũng không thể đánh giá bà là một vị mẫu nghi hiền đức.
Lưu Bang vốn không phải "minh quân", Lữ Trĩ càng không phải "hiền hậu". Cặp phu phụ này cứ như vậy trở thành đôi vợ chồng hoàng tộc "thất đức" nhất trong lịch sử Trung Hoa vì những vết đen trong cuộc đời họ.
Cặp vợ chồng "ông ăn chả bà ăn nem"
Khi còn trẻ, Lưu Bang được miêu tả là một kẻ "thích rượu thích gái", "lười lao động", thường lêu lổng khắp nơi và giao du với nhiều thành phần bất hảo.
Vốn "chăm ăn, lười làm", say mê rượu chè và mỹ nữ. Người xưa có câu "nữ thập tam, nam thập lục" (con gái lấy chồng năm 13, con trai lấy vợ năm 16), nhưng Lưu Bang tới lúc 40 tuổi vẫn chưa lấy được vợ vì những tật xấu của mình.
Với tính xấu lăng nhăng, lười biếng của mình, Lưu Bang từng bị cha ruột mắng là "đồ vô lại". (Ảnh minh họa).
Vì vậy, các giải khuây khi ấy của Lưu Bang là…"cặp bồ"! Ông từng lén lút qua lại với một người phụ nữ họ Tào.
Ít lâu sau, Tào thị có mang, sinh được một người con trai đặt tên là Lưu Phì. Sau khi lên ngôi, Lưu Bang phong cho Lưu Phì làm Tề vương.
Mặc dù có tuổi trẻ buông thả, nhưng nhờ có "quý tướng" mà được gia đình giàu có họ Lữ gả con gái Lữ Trĩ cho Lưu Bang. Năm ấy, Lữ Trĩ mới 25 tuổi, kém Lưu Bang 15 tuổi.
Ảnh minh họa.
Lấy được vợ trẻ lại xuất thân từ gia đình phú quý, Lưu Bang như kẻ ăn mình bắt được vàng. Vậy nhưng có nằm mơ ông cũng không nghĩ rằng, đại tiểu thư nhà họ Lữ vốn cũng chẳng phải khuê nữ.
Khi cuộc chiến tranh "Hán Sở tranh hùng" diễn ra, để an tâm ra trận, Lưu Bang để vợ con ở quê nhà, giao cho thuộc hạ Thẩm Thực Kỳ chăm sóc.
Vậy nhưng trong những năm tháng phu quân liều mạng chốn sa trường, Lữ Trĩ ở quê nhà từ sớm đã không chịu nổi sự cô đơn, liền ăn nằm với Thẩm Thực Kỳ như vợ chồng trong suốt thời gian ấy.
Trong khi Lưu Bang ở nơi chiến trường còn không rõ sống chết ra sao, thì Lã Trĩ trong cảnh "chăn đơn gối chiếc" ở quê đã ngoại tình cùng thuộc hạ Thẩm Thực Kỳ. (Ảnh minh họa).
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lưu Bang nhớ tới công lao Thẩm Thực Kỳ đã chăm sóc gia quyến trong từng ấy năm, liền phong cho tình địch làm "Ích Dương hầu" mà không hề hay biết rằng bản thân đã bị vợ và thuộc hạ hoa mật làm càn.
"Kẻ tung người hứng" hùa nhau giết công thần
Trong lịch sử Trung Hoa, nếu Tôn Tử được biết đến như bậc "Binh thánh", thì danh hiệu "Binh tiên" ắt phải thuộc về "Chiến thần" của Hán Cao Tổ Lưu Bang – Hàn Tín.
Vậy nhưng, sau cùng vị "chiến thần" ấy lại chết thảm trong tay của cặp vợ chồng Lưu Bang – Lữ Trĩ.
Nhờ chiến công hiển hách, mưu lược tài giỏi, Hàn Tín trở thành một trong những khai quốc công thần giúp Lưu Bang lập nên Hán triều. (Tranh: nguồn internet).
"Sử ký Tư Mã Thiên" có ghi: Năm 196 TCN, Trần Hy làm phản. Lưu Bang thân hành làm tướng đem quân đi đánh. Hàn Tín mưu tập hợp người nhà làm phản ở kinh đô để làm nội ứng cho Trần Hy.
Nhưng vì có người môn hạ có tội với Hàn Tín bị ông bỏ tù, muốn đem giết đi, nên em của người này ra đầu thú, báo tin với triều đình, tố cáo ông làm phản.
Bấy giờ, Lữ Hậu nhân lúc Lưu Bang không ở trong kinh thành, tự ý cấu kết cùng Tiêu Hà, muốn gọi Hàn Tín vào cung. Vốn dĩ Hàn Tín có ý cáo bệnh không tới, nhưng Tiêu Hà vờ cho người tung tin phản tặc Trần Hy đã chết, Lữ Hậu mở tiệc chiêu đãi bá quan.
Bấy giờ, Tiêu Hà lừa Hàn Tín rằng: "Tuy ngài ốm, cũng xin cố gắng vào mừng".
Tín theo Tiêu Hà vào cung, vừa bước tới cửa điện, Lữ Hậu lập tức sai võ sĩ trói ông lại rồi mang ra chém ở nhà treo chuông trong cung Trường Lạc.
Cái chết của Hàn Tín là do vị Hoàng hậu họ Lữ chủ mưu sắp đặt. (Ảnh minh họa).
Lúc sắp bị chém, Hàn Tín còn than trời:
"Ta hối hận không dùng mưu kế của Khoái Triệt, cho nên mới bị bọn đàn bà con nít lừa dối. Há chẳng phải là vì trời muốn thế hay sao?"
Lữ Hậu nghe vậy, liền hạ lệnh tru di tam tộc nhà Hàn Tín. Sau khi dẹp xong quân Trần Hy, Lưu Bang trở về kinh đô hay tin "chiến thần" của mình đã bị giết, tâm trạng "vừa mừng vừa thương", nhưng cũng không cho người điều tra lại, càng không trách tội Lữ Hậu, Tiêu Hà.
Là chiến thần cả đời kiêu hùng, Hàn Tín không thể ngờ rằng mình lại chết trong tay vợ chồng chính quân chủ Lưu Bang. (Ảnh minh họa).
Kỳ thực, vụ án làm phản của Hàn Tín cho tới nay vẫn là một nghi án lịch sử. Các nhà sử học hiện đại cho rằng, kỳ thực Hàn Tín không có dã tâm làm phản, mà do Lưu Bang vốn đã coi ông là "cái họa tâm phúc" cần phải loại trừ.
Hàn Tín cả đời bán mạng nơi sa trường cho Lưu Bang, sau cùng vẫn chết trong tay cặp vợ chồng hoàng tộc đầy thủ đoạn này.