Rạng sáng 4/4, Công an quận Đống Đa, Hà Nội đang khẩn trương tập trung lực lượng tiến hành dập tắt đám cháy, tổ chức cứu nạn tại ngôi nhà ở 311 phố Tôn Đức Thắng. 4 nạn nhân được xác định đã tử vong.
Lực lượng chức năng cho biết, ngọn lửa đã lan ra toàn bộ ngôi nhà hình ống, cao 3 tầng, 1 tum, mái lợp tôn hàn sắt. Căn nhà trên phố Tôn Đức Thắng chỉ có một lối ra vào duy nhất là cửa chính.
Nguy hại của khói đặc trong hỏa hoạn
Đã từng có thống kê, người chết ngạt do khói đặc trong hỏa hoạn gấp 4 - 5 lần so với người chết cháy. Trong một số vụ hỏa hoạn, người bị “chết cháy” trên thực tế là do chết ngạt trước tiên, sau đó bị thiêu đốt.
Các chuyên gia qua nhiều năm nghiên cứu, phát hiện rằng tốc độ khói lan nhanh gấp 5 lần so với lửa, với năng lượng vượt quá 5 - 6 lần. Hướng đi của khói là con đường của lửa lan. Khói đặc nhiệt độ cực cao, trong vòng 2 phút sẽ hình thành lửa mạnh, hơn nữa đối với người ở khoảng cách rất xa cũng có thể tạo ra uy hiếp. Một vụ hỏa hoạn nhà cao tầng tại Mỹ, tuy lửa lớn gây cháy đến 5 tầng, do khói đặc bay lên, đến tầng thứ 21 cũng có người chết ngạt. Nguyên nhân chính gây chết người do khói đặc gồm:
Ngộ độc oxyd cacbon (CO):
Nồng độ oxyd cacbon trong không khí đạt đến 1,3%, người ta hít vào hai, ba hơi sẽ mất đi tri giác, hít trong 1 - 3 phút sẽ gây tử vong. Các vật liệu xây dựng thường dùng khi đốt cháy gây ra khói, hàm lượng của oxyd cacbon đạt đến 2,5%.
Ngộ độc khí cacbonic (CO2):
Khói đặc trong hỏa hoạn còn chứa khí cacbonic. Trong trạng thái bình thường, khí cacbonic trong không khí chiếm khoảng 0,06%, khi nồng độ đạt đến 2%, người ta sẽ cảm thấy khó thở, khi đạt đến 6% - 7% người ta sẽ chết ngạt.
Chất hóa học bị cháy gây khí ngộ độc:
Các chất polyester, ni lông, lông cừu, len... khi bị cháy sẽ tạo ra khí cực độc, uy hiếp rất lớn cho con người. Những vật liệu này trong nhà có rất nhiều, là hung thủ giết người thầm lặng.
Ảnh hưởng thị lực con người:
Do khói đặc xuất hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm mắt con người, làm cho ta không thấy rõ hướng thoát khỏi môi trường nguy hiểm.
Con người vốn có bản năng sợ lửa, nên thường chủ động trốn tránh, tuy nhiên, do thiếu nhận thức đối với sự nguy hại của khói đặc, rất nhiều kẻ tử nạn trong hỏa hoạn đều do mạo hiểm xuyên qua đám khói đặc mà bị chết ngạt. Vì vậy, sự nguy hại của khói đặc trong hỏa hoạn rất lớn.
Phương pháp giảm nguy hại của khói đặc
Khói đặc trong hỏa hoạn là một trong những kẻ giết người, làm thế nào để giảm bớt sự nguy hại?
Phun nước thật nhiều:
Cách làm này giúp giảm nhiệt độ của khói đặc, khống chế tốc độ khói lan.
Giảm hít vào khói độc:
Dùng khăn lông ướt hoặc vải bịt mũi miệng, giảm hít khói. Nếu kẹt trong phòng, có thể đóng cửa xổ ngăn khói lan từ phòng bên đang cháy, giảm hít phải khói đặc.
Phương pháp tránh khói đặc:
Chạy khỏi đám cháy, nếu khói còn loãng, đi khum người xuống; gặp khói đặc phải nằm rạp xuống, lớp không khí cách mặt đất 30cm, khói loãng hơn.Thang máy; thang bộ; ổ thông gió của tòa nhà cao tầng, cao ốc thường là nơi sức lửa đi lên, cần né tránh. “Khói lửa đi lên - con người đi xuống”!
Khi cháy trên người xử lý như thế nào?
Khi gặp hỏa hoạn, trên người có dính cồn; nước sơn; dầu lửa, cũng như khi trốn chạy, trên người rất có khả năng dính lửa, lúc bấy giờ hoản sợ, tháo chạy tán loạn, dập bừa dập càng, không thể dập tắt ngọn lửa, trái lại gây bỏng, tử vong với hậu quả nghiêm trọng.
Khi trên người dính lửa, tháo chạy tán loạn sẽ làm cho lửa càng cháy mạnh, sẽ gây hậu quả diện tích cháy lớn hơn; dập bừa dập càng, không dập được lửa, bản thân cũng bị thêu đốt và mất đi tri giác do khói đặc. Phương pháp đúng đắn là:
- Cởi bỏ quần áo đang cháy.
- Nằm lăn xuống đất để dập lửa.
- Dùng mền; áo choàng chùm vào người để dập lửa.
- Nhảy vào nhũng nơi chứa nước hoặc bồn tắm, cũng có thể xịt nước từ trên xuống để dập lửa.
Lưu ý: Đối với người đã bị bỏng, cách này có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Nguyên tắc cấp cứu người bị bỏng
Bỏng thường gặp trong hỏa hoạn, tiến hành cấp cứu như thế nào?
Kiểm tra hiện trạng:
Kiểm tra người bị nạn được cứu thoát hiện trường phải chăng có những tổn thương nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như chấn thương sọ não và nội tạng; bị bỏng đường thở gây khó thở. Người bị nặng nên sơ cứu tại chỗ, moi rớt rãi trong mũi miệng, đảm bảo đường thở thông thoáng, cho thở oxy. Người bị tim ngừng đập lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo.
Phòng ngừa cơn đau:
Bị bỏng sẽ có cơn đau nhiều và khó chịu, nên cho dùng thuốc trấn thống mạnh. Người bỏng nhẹ dùng thuốc giảm đau dạng uống, người bỏng nặng dùng thuốc giảm đau dạng tiêm, người có chấn thương sọ não và bỏng đường thở, cấm dùng thuốc gây tê giảm đau như morphin; dolantin, tránh ảnh hưởng đến hít thở. Những người bị nạn trên đường đưa đến bệnh viện tránh dùng morphin; dolantin lặp lại nhiều lần, để tránh ngộ độc.
Phòng chống sốc:
Người bị bỏng nặng rất chóng bị sốc. Tại hiện trường cần truyền nước muối sinh lý để nhanh chống sốc. Người bị bỏng xuất hiện miệng khát nghiêm trọng, không cho dùng nhiều nước đun để nguội, nên cho dùng thức uống chuyên dùng, tức mỗi 500ml nước có chứa glucose 50g (hoặc đường trắng), natri clorid 1,5g (hoặc muối ăn), bột soda 0,75g, phenobarbital 0,03g, chia nhỏ uống nhiều lần, người lớn mỗi lần 200ml, trẻ em mỗi lần 100ml.
Xử trí vết thương:
Cấp cứu hiện trường lưu ý bảo vệ vết bỏng, dùng vải sạch, vải mùng băng hoặc che lại, chuyển bệnh viện xử trí. Lưu ý: các vật liệu băng bó tạm thời tốt nhất đã qua xử lý khử trùng, để tránh nhiễm trùng.