Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy của loài thủy quái "1 sừng" bí ẩn, kỳ lạ nhất đại dương

Phương Mai |

Các chuyên gia mới đây đã phát hiện thêm "nhiệm vụ" kỳ lạ ở chiếc ngà của loài kỳ lân biển. Đố bạn biết, chúng được để làm gì?

Kỳ lân biển (narwhale) là sinh vật biển có họ hàng gần gũi với cá voi trắng. Chúng sinh sống ở những vùng biển Bắc cực nên hiếm người biết. Ai đã bắt gặp kỳ lân biển thì sẽ ấn tượng bởi chiếc ngà – được phát triển từ chiếc răng nanh hàm bên trái của chúng.

Được biết, ngà là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh, nhờ đó kỳ lân biển có thể cảm nhận được những bề mặt khác nhau khi va chạm.

Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy của loài thủy quái 1 sừng bí ẩn, kỳ lạ nhất đại dương - Ảnh 1.

Tuy nhiên, những thước phim gần đây nhất được ghi lại từ máy bay không người lái ở Tremblay Sound, Nunavat, Đông Bắc Canada cho thấy "công dụng" mới về chiếc ngà của kỳ lân biển – đó là dùng ngà để săn cá tuyết.

Hành động dùng ngà săn cá này có thể là lời lý giải cho bí ẩn sinh học kéo dài suốt hàng thập kỷ : "Tại sao ở loài sinh vật này lại tồn tại một chiếc răng nanh trái kéo dài qua môi trên và nhô ra từ đầu như sừng của một con kỳ lân? Chức năng và nhiệm vụ của chiếc ngà này là gì?"

Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy của loài thủy quái 1 sừng bí ẩn, kỳ lạ nhất đại dương - Ảnh 2.

Cận cảnh chiếc sừng kỳ lạ của kỳ lân biển.

Brandon Laforest, chuyên viên cấp cao về các giống loài và hệ sinh thái Bắc cực cho rằng: "Đây là một quan sát hoàn toàn mới về cách chiếc sừng được sử dụng".

Chiếc ngà "ma quái" có thể tăng chiều dài lên đến 2,7 mét này còn đặt ra vô số câu hỏi lớn cho các nhà khoa học.

Những nghi vấn đó bao gồm cách thức chiếm bạn tình, khả năng định vị bằng tiếng vang hay sử dụng trong cuộc chiến với các loài sinh vật khác.

Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy của loài thủy quái 1 sừng bí ẩn, kỳ lạ nhất đại dương - Ảnh 3.

Cuối năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng chiếc ngà này giúp cho kỳ lân biển định vị phương hướng bằng âm thanh.

Do phần ngà không có lớp men cứng bao ngoài nên nước biển sẽ đi qua lỗ trên bề mặt ngà, qua trục chính và kích thích dây thần kinh ở phần cuối răng, gần đầu, từ đó gửi tín hiệu về não.

Điều này sẽ giúp kỳ lân biển cảm nhận được âm thanh ngay cả khi ở cường độ nhỏ nhất.

Được biết, đây là lần đầu tiên chúng ta chứng kiến chiếc ngà "ma thuật" được sử dụng để săn bắt. Có lẽ đó chính là mảnh ghép cuối cùng về sự kì lạ của quá trình tiến hoá trong tự nhiên ở loài sinh vật biển này.

Nguồn: Science Alert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại