Cảnh tượng chưa từng có xuất hiện ở biển Phú Quốc từ trưa qua đến hôm nay

Duy Anh |

Nước đổi sang màu đỏ là hiện tượng chưa từng có trong hơn 30 năm qua trên đảo Thổ Châu.

Thuỷ triều đỏ lần đầu tiên xuất hiện trên đảo Thổ Châu

Ngày 13/6, trao đổi với báo Người lao động, ông Đỗ Văn Dừng - Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cho biết tại khu vực bãi Mun phía Tây Nam đảo Thổ Châu vừa xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ trên diện tích mặt nước rộng gần 1.000 m² vào khoảng 10h ngày 12/6.

Thổ Châu là hòn đảo cách trung tâm TP Phú Quốc hơn 100 km và cách Rạch Giá - trung tâm tỉnh Kiên Giang khoảng 220 km.

Tại thời điểm trên, một vùng mặt nước rộng lớn trên bãi biển chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.

Đây là hiện tượng chưa từng có trong 30 năm qua, kể từ ngày tái lập xã đảo Thổ Châu (năm 1993) đến nay.

Cảnh tượng chưa từng có xuất hiện ở biển Phú Quốc từ trưa qua đến hôm nay- Ảnh 1.

Thủy triều đỏ xuất hiện trên bãi Mun, đảo Thổ Châu vào chiều 12/6. Ảnh: Người lao động

Ngay sau đó, người dân phát hiện một số thủy sản chết, chủ yếu là cá nhỏ, dạt vào bờ. Đến sáng 13/6, vùng biển nhạt màu hơn, thu hẹp diện tích và tan dần.

Cảnh tượng chưa từng có xuất hiện ở biển Phú Quốc từ trưa qua đến hôm nay- Ảnh 2.

Tùy vào từng loại tảo khác nhau mà thủy triều đỏ có thể sản sinh ra những độc tố nhiều hay ít. Ảnh: Tiền phong

Thủy triều đỏ có nguy hiểm không?

Thủy triều đỏ còn được gọi là tảo nở hoa, bởi đây chính là hiện tượn tảo sinh sản với số lượng lớn trong nước đến mức làm mất màu nước ven biển. Khi tảo ở cửa sông, biển hoặc nước ngọt tích tụ nhiều sẽ khiến mặt nước đục hoặc chuyển sang màu hồng, xám, tím, đỏ, đen hoặc xanh. Vì thế mới có những cái tên như: thủy triều đen, thủy triều xanh... Nhưng nhìn chung, nó không hề liên quan đến hoạt động của thủy triều.

Tùy vào từng loại tảo khác nhau mà thủy triều đỏ có thể sản sinh ra những độc tố nhiều hay ít, chúng làm suy giảm oxy và gây ra hàng loạt tác hại, phải kể đến chúng khiến các loài sinh vật biển, các loài cá... chết hàng loạt.

Cảnh tượng chưa từng có xuất hiện ở biển Phú Quốc từ trưa qua đến hôm nay- Ảnh 3.

Vùng nước màu đỏ đó lan rộng ước khoảng 1.000m2 tạo ra hiện tượng khác lạ trên biển. Ảnh: Tin nóng 24h

Thủy triều đỏ cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Nguy hiểm hơn, nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ kết hợp với nhau thành hợp chất cao phân tử. Các hợp chất này đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.

Nguyên nhân dẫn đến thủy triều đỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thủy triều đỏ, nhưng về cơ bản do một số yếu tố sau:

Hàm lượng oxy trong nước bị giảm nhanh chóng. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng gặp phải một điều kiện thuận lợi như nhiệt độ tăng cao đột ngột. Hay sự trao đổi nước kém, điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến.

Clip nước đổi màu do người dân ghi lại. Nguồn: Người Đồng Nai

Yếu tố khác như lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn. Ví dụ như sa mạc Sahara được cho là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ. Một số lần nó xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.

Do các loài tảo có độc tố và cả những loài không có độc tố khi chúng nở hoa.

Sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước (thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi) dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại