Bệnh nhân Đ. T. V, 55 tuổi, vào viện với triệu chứng đau khớp cổ chân trái, gối phải, cổ tay phải. Ông V cho biết cách đây khoảng 3 tháng bệnh nhân xuất hiện đau khớp cổ chân trái, không kèm sốt, đau liên tục, sưng khớp, hạn chế vận động.
Bệnh nhân đi khám được dùng thuốc chống viêm không rõ loại có đỡ.
Trước vào viện 10 ngày bệnh nhân xuất hiện đau, sưng khớp cổ chân trái, nóng vùng sưng, nghỉ ngơi không giảm, đã đắp thuốc lá, uống thuốc nam kết hợp thuốc tây nhưng không đỡ. Bệnh nhân đến bệnh viện đa khoa Hùng Vương thăm khám và điều trị.
Qua các kết quả cận lâm sàng các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị Gout cấp, hiện tại bệnh nhân đang được điều trị tại khoa Nội – nhi – đông y.
Bệnh gout hình thành do một sự rối loạn về chuyển hóa chất, nguyên nhân là nồng độ acid uric trong máu tăng cao và các chất dịch khác trong cơ thể. Xét về nguyên nhân, bệnh gout hoàn toàn tương tự với bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây hyoeruricaemia (tăng acid uric huyết) là do thận gia tăng tạo thành acid uric hay giảm quá trình thải nó.
Khi nồng độ acid uric trong các dịch cơ thể vượt quá một số trị số nhất định, các tinh thể acid uric sẽ được tạo thành ở các khớp, gây ra viêm khớp cấp tính (đau khớp nhiều) và về lâu dài gây ra tổn thương mãn tính vì các tinh thể acid uric còn tập trung lại ở các sụn, khớp và xương ở các hoạt dịch nang, gân, mô liên kết và thận.
Hậu quả của việc tạo thành tinh thể acid uric là gout cấp tính ở khớp và sỏi thận do lắng acid uric.
Bênh này có yếu tố gia đình. Nếu trong gia đình có người bị gout thì cũng dễ di truyền sang các thành viên khác.
Cơn đau gout cấp tính thường xuyên xuất hiện sau bữa tiệc rượu, nhưng có thể xuất hiện ngay cả khi ăn kiêng hoàn toàn.
Làm việc quá sức, tai nạn, mổ xẻ gây nguy cơ cơn co rút cấp tính. Uống quá ít nước, đặc biệt vào mùa hè ra nhiều mồ hôi, gây gia tăng nồng độ acid uric, nguy cơ kết tủa tinh thể acid uric và gout thận, sỏi thận.
Vậy người bị bệnh gout nhất thiết phải uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ ngày).
Những thức ăn, thức uống cần dùng:
Thức ăn: các thực phẩm, rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo, nho,.. giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
Nước uống: nên uống nhiều nước (tối thiểu 2-3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước không ga để tăng đào thải acid uric.
Thức ăn
Kiêng thức ăn giàu đạm có nguồn gốc Purin: Hải sản, các loại thịt có màu đỏ: thịt trâu , bò, ngựa, dê.
Phủ tạng động vật: Lưỡi, lòng, tim, gan, thận.
Các loại trứng đang phát triển thành phôi: trứng vịt lộn, gà lộn
Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là đậu ăn cả hạt như: đậu hà lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh, đậu phụ, sữa, dầu nành.
Kiêng tất cả các thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh: Măng tre, nấm, giá
Đồ uống
Không uống rượu, bia để hạn chế bài tiết acid uric qua thận.
Hạn chế đồ uống có tính lợi tiểu như nước ngọt có ga, cà phê, trà,..