Có một sự thật đáng sợ mà bạn cần biết về vịt cao su, loại đồ chơi trong phòng tắm phổ biến mà trẻ em hay bỏ vào miệng và hay dùng để nghịch cùng những trẻ khác là bạn bè của trẻ.
Một số điều đáng sợ có thể ẩn chứa ở bên trong món đồ chơi này, các nhà khoa học cho biết: "vi khuẩn có khả năng gây bệnh" có thể gây nhiễm trùng mắt, tai và dạ dày.
Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Mỹ và Thụy Sĩ đã phát hiện ra rằng vịt đồ chơi dường như là nơi sinh sản ưa thích của các loài vi khuẩn nguy hiểm.
Loại nước có màu đục ngầu được lấy ra từ bốn trong số năm con vịt đồ chơi được kiểm tra có chứa nhiều loài vi khuẩn như Legionella và Pseudomonas aeruginosa, là loài vi khuẩn cực kì nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao, thường đi kèm với những nhiễm trùng tại các bệnh viện, các tác giả của nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu do Viện Khoa học và Công nghệ Thủy sản Liên bang Thụy Sĩ, ETH Zurich và Đại học Illinois, tiến hành, đã được đăng trên tạp chí N.P.J. biofilm và vi sinh vật.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một loạt các đồ chơi bồn tắm, bao gồm 19 loại khác nhau, và tìm thấy 75 triệu tế bào của vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong những con vịt đồ chơi - một mức độ đặc biệt cao.
Nguyên nhân mà các nhà khoa học cho rằng là do chất liệu polyme thải carbon của chúng, đóng vai trò như một chất dinh dưỡng cho vi khuẩn.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng : "Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, nước tắm bẩn cũng là nguồn cung cấp vi sinh vật cho các đồ chơi bồn tắm."
Họ đề nghị sử dụng một loại polyme chất lượng cao hơn để làm vịt cao su để có thể ngăn sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
Nghiên cứu được nhận tài trợ của chính phủ Thụy Sĩ là một phần của nghiên cứu rộng hơn về vi khuẩn đối với các đồ gia dụng.
Vịt cao su không phải là đồ trong nhà duy nhất được tìm thấy là thiên đường cho vi khuẩn. Năm ngoái, một nghiên cứu ở Đức đã phát hiện ra rằng bọt biển nhà bếp là một "lò sưởi" cho vi trùng.
Hơn 350 loại vi khuẩn khác nhau đã được tìm thấy trong 14 miếng bọt nhà bếp bẩn từ các hộ gia đình cá nhân.
Markus Egert, nhà vi sinh vật học tại Đại học Furtwangen, Đức cho biết: "Đó là mật độ vi khuẩn mà bạn có thể tìm thấy trong phân của người. Có thể không có nơi nào khác trên trái đất có mật độ vi khuẩn cao như vậy."
Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng làm sạch miếng bọt biển cũng không thể tiêu diệt hết vi khuẩn vì vi khuẩn gây bệnh mạnh nhất có khả năng tồn tại và sinh sản trong môi trường khắc nghiệt, ngay cả khi đó là một chiếc lò vi sóng.
Một vật khác chứa rất nhiều vi khuẩn mà chúng ta luôn mang theo bên mình nhất: điện thoại di động.
Trong khi các nghiên cứu khác nhau về số lượng vi khuẩn tìm thấy trên điện thoại di động, Charles Gerba, một nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona, phát hiện vào năm 2012 rằng những chiếc điện thoại di động trung bình mang một số lượng vi khuẩn gấp 10 lần nhà vệ sinh.
*Theo www.nytimes.com
Xem thêm:
Các bác sĩ lo ngại trào lưu anti-vắc xin lại bùng phát trở lại