(tiếp theo kỳ trước)
Để ngăn chặn sự giúp đỡ của Nga cho Syria, từ cuối năm 2013, Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine nhằm nhiều mục đích, trong đó có một mục đích rất quan trọng là buộc Nga phải dính líu vào cuộc khủng hoảng này và không thể rảnh tay giúp Syria chống khủng bố.
Làm phá sản toan tính này, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra 2 quyết định quan trọng. Đó là sáp nhập Crimea về với Nga và ủng hộ người dân miền đông Ukraine chống lại chính quyền được dựng lên sau cuộc đảo chính vi hiến trong tháng 2.2014.
Tiếp đến, ngày 11.2.2015, Nga cùng với Pháp và Đức bảo lãnh cho Thỏa thuận Minsk-2. Với việc sáp nhập Crimea và Thỏa thuận Minsk-2, Nga đã "đóng băng" cuộc khủng hoảng Ukraine.
Sau khi ngăn chặn cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, ngày 30.9.2015, Tổng thống Nga V.Putin tuyên bố thành lập liên minh chống khủng bố gồm Nga, Syria, Iran và Iraq và phát động chiến dịch chống khủng bố ở Syria.
Đến cuối năm 2017, được Nga và Iran giúp đỡ, Quân và dân Syria đã đánh bại IS và truy quyét các tổ chức khủng bố khác.
Có vẻ như Mỹ đang muốn tìm cách lôi kéo lại đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc cạnh tranh với Nga.
Từ tháng 9.2018, Syria tuyên bố sẽ phát động chiến dịch giải phóng tỉnh Idlib - sào huyệt cuối cùng của các tổ chức khủng bố. Nếu chiến dịch này thành công, chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ ở Syria sẽ hoàn toàn bị phá sản.
Trước tình thế đó, Mỹ tuyên bố nếu Syria và Nga mở chiến dịch giải phóng Idlib, Mỹ sẽ tấn công các lực lượng của Syria và Nga trên lãnh thổ quốc gia này. Để tránh cuộc đối đầu trực tiếp Mỹ - Nga, Tổng thống Nga cùng với Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận ngừng bắn và thiết lập vùng phi quân sự ở Idlib.
Sau vụ gây hấn của Israel khiến máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga bị bắn rơi, Matxcơva quyết định trang bị hệ thống phòng không S-300 cho Quân đội Syria, đồng thời tăng cường triển khai thêm tên lửa S-400 để bảo vệ toàn bộ không phận của Syria.
Sau sự cố phòng không Syria bắn nhầm máy bay trinh sát Il-20 của Nga khi chống lại không quân Israel, Nga đã quyết định chuyển giao hệ thống S-300 cho phòng không Syria.
Năm 2016, Liên bang dân chủ Bắc Syria được hình thành như là hạt nhân của nhà nước tương lai của người Kurd sẽ thay thế nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Syria sau khi Mỹ loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Sự điều chỉnh chiến lược này của Mỹ gặp phải một khó khăn rất khó hóa giải là phải đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh của Mỹ trong NATO luôn coi lực lượng người Kurd là tổ chức khủng bố cần phải bị tiêu diệt.
Về phía Mỹ, do không thể dựa vào các tổ chức khủng bố để tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm nhằm loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad bởi lực lượng này đã bị Quân đội Syria hợp tác với Nga và Iran đánh bại, Washington chuyển sang dựa chủ yếu vào Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), trong đó người Kurd chiếm tới 40%.
Để hợp thức hóa sự dính líu này, Mỹ ký kết thỏa thuận với SDF, theo đó Washington sẽ viện trợ quân sự cho tổ chức này trong 10 năm, đồng thời điều động tới Syria một lực lượng khoảng 2.000 quân kết hợp với hỏa lực không quân hỗ trợ cho SDF trong các chiến dịch chống lại Quân đội Syria.
Sau khi Mỹ quyết định dựa vào người Kurd để hiện diện lâu dài trên lãnh thổ Syria, mâu thuẫn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã lên tới đỉnh điểm sau cuộc đảo chính do Washington đạo diễn hồi tháng 6.2016, nay lại trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng cáo buộc lực lượng người Kurd được Mỹ ủng hộ đang nỗ lực theo đuổi tham vọng thành lập một nhà nước độc lập Kurdistan ở đông bắc Syria và ông từng nhiều kêu gọi Mỹ chấm dứt sự ủng hộ với nhóm người Kurd này.
Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với nòng cốt là người Kurd luôn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. |
Ngày 12.12.2018, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Ankara sẽ mở chiến dịch tấn công tiêu diệt lực lượng người Kurd ở Syria.
Quyết định này của ông Erdogan đặt Tổng thống Mỹ Donald Trump trước nguy cơ rất khó hóa giải: nếu tiếp tục dựa vào SDF để "chơi" đến cùng canh bạc ở Syria thì không loại trừ khả năng sẽ phải đối đầu quân sự trực tiếp không chỉ với Nga, Iran, Syria mà cả với Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh của Mỹ trong NATO.
Trong bối cảnh "nước sôi lửa bỏng" này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có 2 cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ngay sau 2 cuộc điện đàm, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ đưa ra tuyên bố rút quân khỏi Syria.
Như vậy, việc Mỹ bỏ rơi người Kurd vào tay Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng nghĩa với việc công nhận sự phá sản của Đề án Đại Trung Đông nhằm vẽ lại bản đồ Bắc Phi - Trung Đông, trong đó có mục đích hình thành nhà nước độc lập của người Kurd nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ [29].
Canh bạc mới ẩn chứa nhiều hiểm họa của Mỹ trong cuộc đối đầu với Nga
Hiện nay, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Nga diễn ra trên chiều chiến tuyến, trong đó chiến tuyến Syria và chiến tuyến Ukraine có liên quan với nhau. Sau khi đã thất bại về cơ bản trên chiến tuyến Syria, Washington chuyển sang tập trung vào chiến tuyến Ukraine [30].
Sự điều chỉnh chiến lược này có nhiều ưu thế. Một là, ở Ukraine Mỹ công khai và danh chính ngôn thuận dựa vào chính quyền Kiev do Washington dựng lên, đã được quốc tế công nhận và là thành viên của LHQ, chứ không phải núp dưới chiêu bài "chống khủng bố" hay "lực lượng đối lập ôn hòa" mờ ám.
Hai là, Mỹ không cần đưa quân tới tham chiến trực tiếp như ở Syria mà dựa vào Quân đội Ukraine là lực lượng hoàn toàn nằm dưới quyền điều hành của các cố vấn Mỹ và NATO. Ba là, chiến trường diễn ra ngay sát biên giới Nga và có sự ủng hộ của NATO.
Triển khai chiến tuyến mới ở Ukraine, Mỹ thực hiện nhiều biện pháp chiến lược nhằm đạt được nhiều mục đích:
1. Mỹ sẽ trao cho Thổ Nhĩ Kỳ vai trò là lực lượng đi tiên phong trong việc thúc đẩy lợi ích địa chính trị của Mỹ ở Trung Đông, chia cắt Syria, Iraq và tiếp tục duy trì tình trạng "bất ổn có kiểm soát" ở Trung Đông.
2. Phá hoại mối quan hệ đối tác được cho là tốt đẹp giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh NATO. Bằng cách đó làm phá sản toan tính của Nga sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ như một yếu tố làm suy yếu NATO.
3. Lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ trở lại quỹ đạo là đồng minh chiến lược của Mỹ như thời Chiến Tranh Lạnh và làm phá sản tiến trình chính trị Astana để hóa giải cuộc khủng hoảng Syria do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đồng bảo trợ.
4. Không loại trừ khả năng Mỹ sẽ thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận hủy Dự án đường dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" hợp tác với Nga, chấp nhận mua khí đốt của Mỹ và mua vũ khí của Mỹ mà việc mua tên lửa Patriot chỉ là một thí dụ.
5. Lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ tham gia thực hiện chiến lược mới của Mỹ ở Biển Đen.
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi Syria được đưa ra trong bối cảnh Washington đang ráo riết chuẩn bị một "canh bạc" khác ở Biển Đen, sát biên giới Nga.
Canh bạc này được mở đầu bằng kịch bản sử dụng Hải quân Ukraine xâm phạm lãnh hải của Nga trên eo biển Kerch, buộc Cơ quan biên phòng của Nga bắt giữ 3 tàu và toàn bộ thủy thủ đoàn của Ukraine.
Sau sự kiện này, được Mỹ "giật dây", Ukraine trình lên Đại hội đồng LHQ dự thảo nghị quyết cáo buộc Nga triển khai các lực lượng quân sự trên bán đảo Crimea, cáo buộc Nga hạn chế tự do hàng hải trên biển Azov và quân sự hóa khu vực Biển Đen. Có 66 quốc gia đồng ý với Dự thảo nghị quyết, 19 phản đối và 72 quốc gia bỏ phiếu trắng.
Ngày 25.11, Nga đã bắt giữ 3 tàu chiến của Ukraine do Kiev vi phạm lãnh hải. |
Động thái này nhằm chuẩn bị cho hành động của Mỹ và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự Biển Đen.
Để chuẩn bị cho hành động này, vừa qua 41 trong số 100 thượng nghị sĩ Mỹ chuẩn bị dự thảo nghị quyết kêu gọi Tổng thống Donald Trump tiến hành một chiến dịch đa quốc gia chống lại Nga ở Biển Đen, đồng thời ngay lập tức trang bị ồ ạt cho Quân đội Ukraine để họ gây chiến với người Nga.
Các thượng nghị sĩ Mỹ còn yêu cầu Tổng thống Donald Trump gia tăng các biện pháp trừng phạt mới liên quan tới vụ Nga bắt giữ 3 tàu chiến của Ukraine ở eo biển Kerch. Đồng thời với các biện pháp này, Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết trừng phạt các công ty tham gia dự án đường ống dẫn khí "Nord Stream-2" hợp tác giữa Nga với Châu Âu [30].
Để chuẩn bị cho hành động can thiệp của Mỹ ở Biển Đen, Mỹ cần phải hủy bỏ Công ước Montreux năm 1936, trong đó quy định một số hạn chế đối với loại và và trọng tải của các tàu quân sự qua lại trên Biển Đen.
Theo Công ước Montreux, các quốc gia bên ngoài Biển Đen có quyền đi qua vùng bển với những tàu mặt nước nhỏ có tổng tải trọng không được vượt quá 30.000 tấn và thời gian lưu trú tối đa trong vùng biển này là 21 ngày.
Công ước Montreux trao cho Thổ Nhĩ Kỳ quyền cấm hoặc cho phép đạo hàng đối với các tàu đi qua Biển Đen. Nếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy có nguy cơ chiến tranh thì theo Điều 5 của công ước, sẽ hạn chế đi lại đối với các tàu của bất kỳ quốc gia nào.
Ngoài ra, còn có một nội dung của Công ước Montreux không đáp ứng yêu cầu của Mỹ là giới hạn tải trọng tối đã là 15.000 tấn đối với một con tàu riêng biệt của một quốc gia bên ngoài Biển Đen.
Trong khi đó, trọng tải của bất kỳ tàu sân bay hiện đại nào của Mỹ cũng vượt quá giới hạn này. Như vậy, Công ước Montreux đã hoàn toàn loại bỏ khả năng tàu sân bay của Mỹ hiện diện ở Biển Đen [31].
Để tháo gỡ hạn chế này chỉ có một cách duy nhất là Mỹ phải rút khỏi Công ước Montreux. Nhưng để làm được điều đó nhất thiết phải có sự đồng ý của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này giải thích vì sao Mỹ chấp nhận nhiều sự nhượng bộ rất quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đó là, chấp nhận cho Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt lực lượng người Kurd ở Syria, chấp nhận trao cho Thổ Nhĩ Kỳ quyền chia cắt và kiểm soát một phần lãnh thổ của Syria, Mỹ sẽ trao trả cho Thổ Nhĩ Kỳ những nhân vật đứng đằng sau cuộc đảo chính bất thành trong năm 2016 nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và hiện đang định cư tại Mỹ.
Thế giới đang chứng kiến một "canh bạc" mới ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với hòa bình và an ninh ở Châu Âu.
Cùng với quyết định đưa Mỹ rút khỏi Hiệp ước Mỹ - Nga về các lực lượng hạt nhân tầm trung để bố trí loại trên lửa này ở Châu Âu, xúc tiến xây dựng hệ thống tên lửa đánh chặn ở Châu Âu và đưa căn cứ quân sự của NATO tới sát biên giới Nga, đưa tàu chiến của Mỹ tới hiện diện ở Biển Đen, Mỹ đang biến Châu Âu thành chiến trường của Thế Chiến III.
Nếu hai cuộc Thế Chiến từng đưa Mỹ tới vị thế cường quốc số 1 thế giới trong thế kỷ 20, thì theo toan tính của bộ máy chiến tranh ở Hoa Kỳ, Thế Chiến III nếu xảy ra sẽ làm cho nước Mỹ "vĩ đại trở lại" trong thế kỷ 21.
Tài liệu tham khảo
[29]http://rodon.org/polit-181224084230
[30]http://maxpark.com/community/13/content/6595916
[31] Крымская война 2.0: Сенат США требует отнять у России Черное море. http://katyusha.org/view?id=11212&utm_campaign=transit&utm_source=mirtesen&utm_medium=news&from=mirtesen