Căng thẳng Nord Stream 2: Đức bị bỏ lại không có sự hỗ trợ của châu Âu?

Thanh Bình |

Tờ Der Tagesspiegel của Đức viết, trong cuộc xung đột về dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2), hành xử của Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế với các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ của mình.

"Nhưng vì một số lý do, lập trường của Đức về vấn đề này không nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở châu Âu. Đó là do Berlin quyết định thực hiện dự án một cách đơn phương, không nhìn lại các đối tác và đồng minh của mình", Der Tagesspiegel giải thích.

Cũng theo Der Tagesspiegel, mặc dù có tất cả sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị, không có quốc gia nào khác ở châu Âu phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác với các quốc gia khác trên lục địa như Đức.

Ngoài ra, ấn phẩm của Đức cũng lưu ý rằng, nếu không có các đối tác ở phương Đông và phương Tây từ Nga đến Hoa Kỳ thì việc thống nhất nước Đức cũng sẽ không thể thực hiện được.

"Điều đáng ngạc nhiên là bất chấp kinh nghiệm này giờ đây ở Berlin họ tin rằng họ có quyền đưa ra quyết định đơn phương mà không cần nhìn lại các đồng minh của mình", Der Tagesspiegel viết.

Và cuộc "xung đột" gần đây với Nhà Trắng về "Dòng chảy phương Bắc 2" là một ví dụ sinh động cho điều này. Tâm lý chống lại Mỹ ở Đức gần đây đã tăng đáng kể.

Theo một nghiên cứu xã hội học, 47% công dân ủng hộ việc rút một phần quân đội Mỹ khỏi đất nước của họ. 1/4 số người được hỏi tin rằng tất cả binh sĩ nên rời khỏi lãnh thổ của Đức và 2/3 cũng kêu gọi Mỹ mang theo vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, 41% người Đức tin rằng Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới.

Der Tagesspiegel cho rằng, bởi vì Đức, dưới sự bảo trợ của cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, đã kiên trì và đơn phương thúc đẩy việc thực hiện dự án này bất chấp nỗi lo sợ không chỉ của Ba Lan và các nước Baltic mà còn của các nước châu Âu khác. Còn châu Âu phản đối việc cung cấp trực tiếp khí đốt của Nga cho Đức, vì khi đó Moscow sẽ có thể cắt đứt các quốc gia khác.

Tuy nhiên, theo Der Tagesspiegel không phải ai cũng chia sẻ sự nhiệt tình của Đức đối với việc Mỹ rút quân. Đối với Ba Lan và các nước Baltic, sự hiện diện của binh lính Mỹ tại Đức là một sự đảm bảo trước các "cuộc tấn công từ Nga". Tình hình cũng tương tự với "Dòng chảy phương Bắc 2", với cái gọi là các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ, Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế.

"Vậy tại sao lập trường của Đức không được ủng hộ rộng rãi?", Der Tagesspiegel đặt ra câu hỏi.

Đồng thời, theo Der Tagesspiegel, sự kiện năm 1982 khi cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan phản đối việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt của Liên Xô tới Tây Âu, cho thấy tình hình có thể đã phát triển theo một cách hoàn toàn khác. Sau đó người Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với các công ty tham gia thực hiện dự án Xô-Đức. Người Mỹ có cơ hội rất tốt để can thiệp vào công việc nội bộ của Đức. Nhưng trong một cuộc xung đột xuyên Đại Tây Dương, London và Paris đứng về phía Berlin, buộc Reagan phải dỡ bỏ các hình phạt. Trong những năm đó, các nước Tây Âu đã có thể cùng nhau chống lại sức ép từ Hoa Kỳ. Nhưng bây giờ có vẻ như Đức vẫn đang đơn độc trước sự "hùng mạnh của Mỹ với các biện pháp trừng phạt cứng rắn".

Đức sẽ không từ bỏ Nord Stream 2

Mới đây, hôm 11/8, Thượng nghị sĩ Nga Alexey Pushkov chia sẻ với tờ Rossiyskaya Gazeta cho hay, các công ty Đức đã đầu tư hàng tỉ USD vào đường ống khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2". Đức hiểu rằng nếu bây giờ từ bỏ dự án này thì sau này sẽ không thể lấy lại được.

Ông Pushkov cho biết thêm, đối với Đức điều quan trọng hơn bao giờ hết lúc này là phải thể hiện bản lĩnh bởi Berlin đang chủ trương giành vai trò lãnh đạo không chính thức ở châu Âu.

"Người Đức hiểu rất rõ rằng nếu bây giờ họ từ bỏ dự án này, thì họ sẽ không bao giờ có thể lấy lại được", ông Pushkov nói.

Đồng thời, Thượng nghị sĩ Nga, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden ủng hộ việc cải thiện quan hệ với Đức. Thượng nghị sĩ tin rằng trong trường hợp ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Berlin có cơ hội bảo toàn được "Dòng chảy phương Bắc 2".

Ngoài ra, ông Pushkov cũng nêu ra ba lý do khiến Đức không có ý định "đầu hàng" trong cuộc tranh đấu này. Thứ nhất, ông Pushkov cho biết, các doanh nhân Đức đã đầu tư hàng tỉ USD vào dự án này. Thứ hai, nhờ việc xây dựng đường ống, Đức sẽ có thể trở thành một trong những trung tâm phân phối khí đốt quan trọng nhất ở châu Âu. Thứ ba, thượng nghị sĩ tin rằng Berlin đã quá mệt mỏi với "phong cách ngang ngược" của Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông.

Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết, những người tham gia "Dòng chảy phương Bắc 2" đều xác định rằng dự án sẽ hoàn thành trong tương lai gần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại