Căng thẳng Mỹ-Iran: Nguy cơ xung đột vẫn còn, báo chí Mỹ phát hiện bí mật giúp Trung Đông thoát khỏi chiến tranh hôm 8/1?

DK |

Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Tehran đã được chính phủ Mỹ sử dụng để liên lạc với Iran kể từ Cách mạng Iran năm 1979.

Báo chí Mỹ: Kênh liên lạc bí mật giúp Mỹ-Iran thoát khỏi chiến tranh?

Ngày 11/1/2020, tờ New York Times đưa tin Mỹ đã sử dụng một kênh liên lạc bí mật với Iran trong những ngày gần đây, thông qua các trung gian Thụy Sĩ nhằm cảnh báo Iran không trả đũa gay gắt đến mức sẽ khiến Tổng thống Donald Trump phải phản ứng mạnh bằng quân sự.

Các thông điệp (được mã hóa bằng một bản fax) được cho là đã được gửi tới tay người Iran không lâu sau khi ông Trump ra lệnh tấn công Tướng Qassem Soleimani tại Iraq hôm 8/1 khiến căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran.

Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Tehran đã được chính phủ Mỹ sử dụng để liên lạc với Iran kể từ Cách mạng Iran năm 1979.

Một quan chức Mỹ bình luận: "Chúng tôi không liên lạc nhiều với người Iran, nhưng khi chúng tôi làm điều đó, người Thụy Sĩ đã đóng một vai trò quan trọng để truyền tải thông điệp và tránh những tính toán sai lầm".

Sau khi nhận được tin nhắn, Iran đã đáp trả bằng cách bắn khoảng 15 tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ quân sự của Iraq. Theo The Times, Iran sau đó đã gửi một tin nhắn trở lại Mỹ thông qua Thụy Sĩ nói rằng sẽ không có bất kỳ hành động trả đũa nào nữa.

Tờ báo cho biết tin nhắn đó đã được chuyển đến Washington trong vòng năm phút.

Căng thẳng Mỹ-Iran: Nguy cơ xung đột vẫn còn, báo chí Mỹ phát hiện bí mật giúp Trung Đông thoát khỏi chiến tranh hôm 8/1? - Ảnh 1.

Mảnh vỡ tên lửa đạn đạo Iran tại căn cứ al-Asad tại Iraq (Nguồn Anadolu/Getty Images).

Nguy cơ xung đột Mỹ-Iran vẫn còn

Sáng 12/1/2020, tờ The Arab Weekly dẫn bình luận của các nhà phân tích về Trung Đông cho rằng nguy cơ leo thang xung đột giữa Mỹ và Iran vẫn còn khi các chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đang lên kế hoạch trả thù cho cái chết của Tướng Souleimani hôm 8/1.

Tuy nhiên Tehran đã chuyển sang "thế thủ" sau khi thừa nhận rằng phòng không của họ đã bắn rơi một máy bay của Ukraine gần Tehran vào ngày 8/1 làm 176 người thiệt mạng.

Hôm 11/1, Tổng thống Iran Hassan Rohani phát biểu rằng "lỗi của con người" đã gây ra vụ tai nạn kinh hoàng và Iran đang rất hối hận về "sai lầm tai hại" này.

Căng thẳng Mỹ-Iran: Nguy cơ xung đột vẫn còn, báo chí Mỹ phát hiện bí mật giúp Trung Đông thoát khỏi chiến tranh hôm 8/1? - Ảnh 3.

Đại sứ Anh tại Iran đã bị lực lượng an ninh nước này bắt trong hoạt động biểu tình phản đối vụ bắn rơi máy bay Ukraine hôm 8/1.

Máy bay bị bắn rơi cùng thời điểm khoảng 15 tên lửa Iran tập kích các căn cứ của Mỹ ở Iraq. Mỹ, quốc gia áp đảo về quân sự so với Iran, đã quyết định không tập kích trả đũa Iran.

Tổng thống Trump đã tuyên bố các lệnh trừng phạt mới đối với Tehran và kêu gọi một thỏa thuận mới để thay thế thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, mà Trump nói là quá yếu để ngăn chặn Tehran từ việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

Tehran đã từ chối lời kêu gọi của ông Trump về một thỏa thuận mới và nói rằng họ không thể tin tưởng bất kỳ ý tưởng đối thoại nào khi ông Trump tiếp tục đe dọa tăng cường "khủng bố kinh tế".

Chính phủ Iran đang cố gắng sử dụng cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Mỹ giết hại Tướng Souleimani để cải thiện vị thế trong nước, tuy nhiên vụ việc máy bay Ukraine bị bắn rơi công chúng Iran được cho là đã đảo ngược quá trình này.

Hầu hết các nạn nhân vụ tai nạn máy bay là người Iran hoặc người Canada gốc Iran.

Một cuộc biểu tình tại Iran phản đối vụ việc bắn rơi máy bay Ukraine hôm 8/1.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại