Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Theo New York Times (NYT), không có lời chúc mừng và phản đối nào giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Joe Biden có thể che giấu những căng thẳng tiềm ẩn đang âm ỉ giữa hai người về một loạt vấn đề.
Ông Biden đang được Tổng thống Macron chào đón trong bối cảnh các buổi lễ kỷ niệm 80 năm quân đội Đồng minh đổ bộ vào Normandy nhưng đã gây tranh cãi vì không có các quan chức của Liên bang Nga tham dự.
Báo Mỹ lưu ý rằng lập trường của ông Biden và ông Macron liên quan đến cuộc xung đột ủy nhiệm đang diễn ra của phương Tây ở Ukraine và cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza đã và đang thử thách mối quan hệ giữa Paris và Washington.
Những xích mích đặc biệt đang âm ỉ bởi mong muốn ngày càng mạnh của ông Macron trong việc khẳng định nền độc lập của đất nước ông khỏi Mỹ.
NYT khẳng định, trong lúc im lặng, nguyên thủ Mỹ đang đảo mắt 'bực tức' hướng về người đồng cấp Pháp.
Pháp đang tỏ ra thất vọng trước cách tiếp cận hống hách đối với lãnh đạo xuyên Đại Tây Dương của chính quyền Biden. Ấn phẩm nhấn mạnh rằng không có tổng thống Pháp nào trong lịch sử gần đây kêu gọi "quyền tự chủ chiến lược" của châu Âu một cách kiên quyết như Macron.
Điển hình là cách ông nhắc lại các cáo buộc về "mối đe dọa từ Nga", Tổng thống Macron kêu gọi chống lại việc "giao quyền phòng thủ của phương Tây cho Mỹ" và ông khẳng định luật chơi đã thay đổi.
Trở lại năm 2022, ông Macron đã phản đối các nhà lập pháp Mỹ về các khoản trợ cấp theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của chính quyền Mỹ, cho rằng chúng gây ra mối đe dọa cho các doanh nghiệp Pháp.
Châu Âu phải chứng tỏ rằng "họ sẽ không bao giờ trở thành chư hầu của Mỹ" khi "nói chuyện với các khu vực khác trên thế giới", ông Macron nhắc lại vào tháng 4, trong một bài phát biểu.
Các cuộc khảo sát chỉ ra rằng đảng Phục hưng của ông Macron sẽ có ít ghế hơn trong Nghị viện châu Âu mới, mất chúng vào tay đảng Tập hợp quốc gia (Rassemblement National) cánh hữu của bà Marine Le Pen.
Trong khi việc thổi bùng ngọn lửa xung đột ủy nhiệm của NATO ở Ukraine chắc chắn là điều mà cả Mỹ và Pháp đều có cùng quan điểm, bởi Tổng thống Macron đang đi đầu với tư cách là nhân vật diều hâu của châu Âu chống lại Nga.
Vào tháng 2, ông Macron đã khiến các đồng minh Mỹ và châu Âu quay cuồng sau khi từ chối loại trừ khả năng gửi quân NATO tới Ukraine.
Vài ngày sau, Tổng thống Biden trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang đã trả lời bằng cách nói rằng "không có lính Mỹ nào tham chiến ở Ukraine và tôi quyết tâm giữ nguyên như vậy".
Nhưng ông Macron giống như một đoàn tàu đang lao vào chiến sự, với những tuyên bố về việc gửi tiêm kích Mirage 2000 tới Ukraine, và nói với truyền thông rằng việc gửi các chuyên gia và binh sĩ đến huấn luyện quân đội Ukraine không phải là "sự leo thang".
Về sứ mệnh huấn luyện đó, ông Macron nói thêm rằng, "liên minh có thể để đáp ứng yêu cầu gửi quân đến Ukraine của Kiev và yêu cầu đó sẽ sớm được hoàn thành".
Tuy nhiên, sẽ không có thông báo nào về việc cử các giảng viên quân sự tới Ukraine được đưa ra trong thời gian ông Biden ở Pháp, để tránh kích động dư luận.
Trong một phản ứng nhanh chóng, sĩ quan quân sự hàng đầu của NATO, Đô đốc Rob Bauer hôm 8 tháng 6 cho biết liên minh này trước tiên phải thảo luận về đề xuất của Pháp gửi huấn luyện viên quân sự tới Ukraine trước khi có bất kỳ kế hoạch nào được tiến hành.
Đối với cuộc chiến của Israel với Hamas ở Gaza, Pháp cảm thấy khó chịu trước mức độ hỗ trợ của Mỹ dành cho đồng minh của mình trong bối cảnh số người chết ngày càng tăng và thảm họa nhân đạo đang diễn ra ở vùng đất của Palestine.
Theo NYT, Paris tin rằng Washington đã không gây đủ áp lực lên Thủ tướng Benjamin Netanyahu để ngăn chặn bước tiến của Israel vào Rafah.
Báo Mỹ dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Pháp cho biết: "Các quốc gia Ả Rập chưa bao giờ can dự và sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Israel như vậy nếu một con đường đáng tin cậy dẫn đến một nhà nước Palestine được thiết lập…".
Khả năng cựu Tổng thống Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử vào tháng 11 "gây ra sự lo lắng tột độ ở Pháp và các nơi khác ở châu Âu", tờ báo này lưu ý.
Vào tháng 2, ông Trump nói rằng nếu được bầu làm tổng thống Mỹ, ông sẽ không bảo vệ những quốc gia không "thanh toán" hóa đơn của họ, đồng thời kêu gọi các đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng của NATO.
Nhưng bất kể những khác biệt được cho là đang ăn mòn mối quan hệ Mỹ-Pháp, có một điều rõ ràng - họ đã cố tình chọn bước vào con đường leo thang nguy hiểm liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Cho dù đó là về khả năng gửi quân NATO đến chiến đấu trong cuộc xung đột hay ông Biden cho phép Kiev sử dụng vũ khí của Mỹ chống lại Nga trên lãnh thổ Nga, thì sự hiếu chiến và bài Nga cho thấy phương Tây dường như muốn kích động Thế chiến III.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây cho biết: "Các đại diện của NATO, đặc biệt là ở châu Âu, nên nhận thức được họ đang chơi trò gì. Họ không tin rằng Nga sẽ tấn công ngoại trừ Ukraine, đó sẽ là sai lầm nghiêm trọng".